'Kỹ năng mềm' dẫn đến thành công

Với những nỗ lực không mệt mỏi để đạt đến thành công, những tỷ phú nổi tiếng nhất thế giới đã khéo léo trong ứng xử, nhanh nhạy và quyết đoán trong công việc, biết tự đánh giá khả năng và trình độ của mình.

15.6075

Bill Gates, Michael Dell, Steve Jobs - những tỷ phú nổi tiếng nhất thế giới với giá trị tài sản lên tới hàng chục tỷ USD, đều gặp nhau ở một điểm: bỏ dở con đường học vấn để chạy theo đam mê của mình. Vậy đâu là bí quyết để biến họ từ hai bàn tay trắng trở thành những tỷ phú như ngày hôm nay?

Bill Gates - một minh chứng hùng hồn nhất cho việc làm giàu mà không cần đến tấm bằng đại học. Bỏ giữa chừng khi đang học năm thứ ba ĐH Harvard - một trường đại học danh giá mà nhiều học sinh Mỹ mơ ước, Bill Gates dấn thân vào con đường kinh doanh bằng lòng say mê đối với máy vi tính. Tuy đã không còn trực tiếp điều hành tập đoàn Microsoft nhưng hình ảnh Bill Gates - một nhà đại tỷ phú, một bộ óc vĩ đại về tư duy sáng tạo hẳn đã trở thành một biểu tượng, một động lực vươn lên mạnh mẽ cho rất nhiều những thế hệ tiếp nối.

Cũng giống như Bill Gates, Mark Zuckerberg - một sinh viên Harvard bỏ dở giữa chừng chương trình học tại khoa Tâm lý học để thành lập mạng xã hội Facebook và ngay lập tức nổi tiếng nhờ sự phát triển hùng hậu của mạng này.

Bill và Mark chỉ là hai trong số rất nhiều những tỷ phú không bằng cấp. Thế giới tỷ phú này còn có Michael Dell - người sáng lập hãng máy tính Dell lừng danh, Sheldon Adelson - chủ sở hữu mạng lưới khách sạn và sòng bạc lớn nhất thế giới, Roman Abramovich - Thống đốc bang Chukotka của Nga, đồng thời là ông chủ câu lạc bộ Chelsea… và nhiều nhân vật cộm cán khác nữa.

Một lớp học kỹ năng mềm tại hội thảo “Kỹ năng thành công”.

Tuy nhiên, không phải tỷ phú nào cũng cho rằng học vấn không quan trọng mà ngược lại, hầu hết những tỷ phú bỏ học nổi tiếng thế giới đều đánh giá cao tầm quan trọng của học vấn. Bill Gates, sau 34 năm tự nguyện rời ĐH Havard để xây dựng tên tuổi Microsoft, cũng đã quay trở lại ngôi trường này để nhận bằng Tiến sĩ danh dự vào tháng 6/2007. Mark Zuckerberg, 26 tuổi, sau khi đi cùng Facebook một chặng đường khá dài cũng đang xem xét việc trở lại Harvard để hoàn thành nốt chương trình đại học. Năm 2002, Michael Dell nhận bằng Tiến sĩ danh dự ngành khoa học kinh tế của đại học Limerick.

Những tỷ phú khác, vẫn bằng cách này hay cách kia học tập và làm việc với những nỗ lực không mệt mỏi để đạt đến thành công. Và trong hành trang của họ, không thể thiếu sự khéo léo trong ứng xử, nhanh nhạy và quyết đoán trong công việc, biết tự đánh giá khả năng và trình độ của mình. Tất cả những yếu tố đó được gọi chung là kỹ năng mềm.

Trong khi ở các quốc gia phát triển, kỹ năng mềm được đào tạo bài bản ngay từ khi học sinh mới bước vào cấp tiểu học thì ở Việt Nam, nhiều sinh viên chuẩn bị ra trường vẫn chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận những kỹ năng này. Do đó, bước chân vào một môi trường làm việc mới mẻ, sinh viên Việt Nam thường bỡ ngỡ và lúng túng khi buộc phải giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc.

Tự tin thể hiện bản thân.

Trong buổi hội thảo "Kỹ năng thành công" do Coca-Cola phối hợp cùng Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức mới đây, các diễn giả bao gồm nhà báo, nhà quản lý nhiều kinh nghiệm đã truyền đạt kinh nghiệm sống và quản lý trong công việc cho các bạn sinh viên. Tại hội thảo, các diễn giả đã chia sẻ những kỹ năng cần thiết cho công việc như tự đánh giá bản thân, chọn hướng đi đúng, phương thức tìm việc, cách tạo ấn tượng tốt khi phỏng vấn, cách hội nhập trong môi trường mới…

(Nguồn: Coca Cola)

 
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]