Kỹ năng ôn tập và làm bài thi môn Vật lý

Cô Phạm Thị Toàn, giáo viên Trường THPT Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) chia sẻ kinh nghiệm ôn tập và làm bài thi môn Vật lý.

15.5837

Kỹ năng ôn tập

- Nắm vững lý thuyết cơ bản trong toàn bộ sách giáo khoa theo chương trình học sinh đã chọn. Trong khi các đề thi tự luận thường tập trung vào các vấn đề lớn, trọng tâm, có tính hệ thống thì các đề thi trắc nghiệm có thể đề cập, khai thác tất cả các chi tiết của bài học trong sách giáo khoa, những điều mà đề thi tự luận rất ít hoặc không đề cập đến. 

Do vậy học sinh không nên bỏ qua bất kỳ một “tiểu tiết” nào trong sách giáo khoa. Các em phải nắm chính xác các định luật Vật lí, các định nghĩa, công thức. Hãy tự tóm tắt thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ các kiến thức Vật lí cần thiết, đặc biệt là bảng tóm tắt các công thức, các hằng số Vật lí thường gặp.

- Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả. Khi làm xong các phép tính, em cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, hãy cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không.

- Để ý đến các sơ đồ mạch điện và các câu hỏi về đồ thị. Dạng câu hỏi này ít được quan tâm trong các kỳ thi tự luận nhưng sẽ xuất hiện nhiều trong bài thi trắc nghiệm. Do các hiện tượng Vật lí xảy ra theo những quy luật nhất định nên có thể tìm thấy bài toán đồ thị ở mọi nội dung của chương trình. Học sinh cũng nên luyện tập nhiều hơn kỹ năng đọc và vẽ đồ thị.

- Chú ý đến các hiện tượng Vật lí và ứng dụng trong thực tế. Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học sinh do chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn. Muốn không bị nhầm lẫn, điều quan trọng là phải hiểu bản chất các hiện tượng. Đối với chương trình mới, học sinh phải chú trọng đến các bài thí nghiệm thực hành.

- Cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm để chọn nhanh câu trả lời mà không cần phải mất thời gian tính toán.

- Môn Vật lí có rất nhiều công thức, vì vậy việc học thuộc là điều khá khó khăn. Vì vậy để học thuộc được tất cả các công thức đó học sinh phải hiểu được bản chất của từng công thức ấy, và gắn nó với thực tế.

- Trong phần bài tập học sinh thường tưởng mình nắm chắc các phần Cơ, Điện, nhưng thực ra những phần đó là khó nhất trong tất cả các phần của môn Vật lí. Vì vậy, một kinh nghiệm “xương máu” là không bao giờ được chủ quan trong bất kỳ phần thi nào, đặc biệt là các phần mình tưởng chừng như nắm vững nhất.

- Ăn điểm ở các phần khó: Đối với các Các phần Sóng cơ, Sóng điện từ, Lượng tử ánh sáng, Vật lý hạt nhân thường bị học sinh coi là khó. Nhưng thực ra việc giải quyết các bài tập trong các phần này sẽ rất dễ nếu bạn nắm vững lý thuyết.

- Để nhớ lâu và hiểu sâu lý thuyết, học sinh phải ghi chép, hiểu bản chất, không được học “học vẹt” và phải bám sát vào cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT.

Về kỹ năng làm bài thi

- Khi làm bài, các em cần đọc kỹ phần dẫn của câu hỏi, tránh các "bẫy" gây nhiễu. Không được bỏ sót từ nào của phần dẫn để nắm thật chắc nội dung mà đề bài yêu cầu trả lời. Cân nhắc để chọn đúng phương án trả lời. 

Chú ý tới các từ phủ định như “không”, “không đúng”, “sai”... Đọc tất cả bốn phương án trình bày trong phần lựa chọn. Cần tránh những trường hợp vừa đọc được một phương án đã cảm thấy đúng ngay và không đọc các phương án tiếp theo. 

Phải biết tạm bỏ qua những câu "rắc rối", để chuyển sang làm những câu khác "dễ hơn", rồi quay lại làm những câu đó sau. Không bỏ sót hoặc để trống bất kỳ câu nào. 

Khi thời gian làm bài thi gần hết mà còn một số câu chưa giải quyết xong, nên quyết đoán nhanh phương án trả lời cho tất cả các câu, nhưng cũng đừng bỏ qua "quy luật xác suất" trong việc chọn phương án trả lời trắc nghiệm.

- “Đối với môn Vật lí, nên ưu tiên làm lý thuyết trước vì lí thuyết Vật lí rất dễ. Sau khi làm xong lí thuyết thì các em làm từ trên xuống dưới. 

Có một số "mẹo" cần chú ý:

- Câu nào dài, nhìn có vẻ rối rắm, bỏ qua làm câu khác. Lúc em bỏ qua câu đó rồi tuyệt đối không được nghĩ gì về câu đó nữa, tập trung làm các câu khác. 

Đối với kinh nghiệm của nhiều thí sinh cho thấy khi làm bài thi trắc nghiệm làm theo kiểu từ trên xuống dưới, tránh bỏ qua những câu khó để làm những câu dễ trước vì như vậy sẽ khiến bản thân rất run và luống cuống khi nhìn vào bài thi thấy vẫn còn nhiều câu chưa đánh dấu. 

Với những câu như vậy khi gặp mà em làm qua 3 phút nhưng chưa ra đáp án thì nên chọn đại 1 trong 4 đáp án rồi để đó nếu còn thừa thời gian thì làm tiếp vì thi trắc nghiệm không trừ điểm khi chọn sai nên cứ chọn 1 trong 4 đáp án chứ đừng nên bỏ hoặc bỏ trống để cuối giờ không kịp thời gian làm để nộp bài.

- Sau đó, nếu 5 phút nữa mà bí quá không biết khoanh đáp án nào thì em đếm tỉ lệ đáp án A-B-C-D trong phiếu trả lời của mình, đáp án nào có tỉ lệ thấp nhất thì toàn bộ những câu em chưa làm được đánh hết vào đáp án có tỉ lệ thấp nhất ấy (tuyệt đối lưu ý là cách này chỉ áp dụng cho 5 phút cuối giờ làm bài thôi nhé). 

Mẹo này ít nhất các em cũng đúng thêm ít nhất 2, 3 câu đó. Tuy nhiên để áp dụng được cách này đòi hỏi các câu dễ các em phải làm đúng nhé.”

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]