Kỹ sư tâm hồn

Thầy Huỳnh Minh Đức dạy tôi chuyên đề triết học phương Đông. Mỗi lần vào lớp, thầy luôn mặc bộ đồ Âu không còn mới, cổ áo và tay áo sơ-mi đã sờn thấy rõ nhưng lúc nào cũng được ủi thẳng thớm và “đóng thùng”, thắt cà-vạt, gài nút măng-sét cẩn thận, dù cà-vạt và nút măng-sét cũng không còn mới...

0

Những lúc như vậy, dưới mắt học trò, thầy “oai” hẳn ra, uy nghi trên bục giảng. Nhìn thầy, tôi thường nhớ đến câu thơ “Tiền trình vân hải song bồng mấn / Mạt lộ anh hùng nhất quyển thư” (Đường sự nghiệp phía trước như biển mây mà tóc mai rối như cỏ bồng / Anh hùng khi cùng đường vẫn còn một quyển sách) và thấy mình cần phải học ở thầy nhiều thứ.

Thầy Lê Trí Viễn thì luôn bắt người học phải động não, phải nghĩ ra những câu hỏi lắt léo để thầy trò cùng tìm cách trả lời. Với thầy, học ở sách mà bám vào sách và chỉ biết có sách thì chẳng nên học làm gì. Từ những điều đã có trong sách, ta phải biết lật ngược vấn đề, đặt vấn đề rồi giải quyết vấn đề thì mới gọi là học.

Thầy khen lớp người xuất thân từ trường Pháp - Việt biết lấy văn chương Pháp làm giàu văn sản trong nước, nghĩa là ăn bắp hột mà lấy bắp hột biến thành chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Thầy dẫn chứng một số câu thơ, đoạn văn của Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Hồ Dzếnh... ảnh hưởng nhà thơ nào, nhà văn nào của Pháp, rồi kết luận: “Học thế mới là học”. Từ đó, tôi đã học được cách học từ những lời giảng của thầy.

GS Lê Trí Viễn còn dạy tôi biết cách vượt qua chính mình. Từ anh giáo làng nhưng qua tự học, thầy trở thành người thầy của những bậc thầy. Ngày đó, thầy xuất thân từ trường Pháp - Việt nên rất giỏi tiếng Pháp.

Trong trường có một đồng nghiệp lớn tuổi dạy chữ Hán, thầy xin theo học. Muốn thi tú tài phải biết thêm tiếng Anh, thầy xin học với vị mục sư trong làng. Một thời gian sau, đọc được sách bằng tiếng Hán, tiếng Anh, thầy bèn nghỉ dạy, ra Huế xin làm giám thị ở Trường Quốc học.
GS Lê Trí Viễn (phải) và tác giả bài viết - Ảnh: Ngọc Phúc
Tại đây, thầy thường đứng bên cửa sổ để nghe lời giáo viên giảng, tối về tra cứu lại sách vở. Riêng môn tiếng Anh tự học ấy, thầy đã làm bài luận dài 8 trang giấy thi. Kết quả, khóa thi tú tài năm 1945, thầy đỗ thủ khoa. Sau Cách mạng Tháng Tám, thầy trở lại nghề dạy học.

Cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, thầy đĩnh đạc đứng trên bục giảng Trường Đại học Bắc Kinh. Sau đó, giảng dạy Khoa Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, rồi Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Giáo trình đại học đầu tiên của thầy được xuất bản ở Trường ĐH Bắc Kinh!

Với thầy, kiến thức ở nhà trường cung cấp chỉ là nền tảng, còn vươn tới đâu, tiến xa tới đâu là do nỗ lực bản thân và phải nỗ lực không ngừng. Ở đời, không ai sinh ra đã giỏi. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Học từ sách vở, học từ bạn bè, học ở công - nông - binh..., chỗ nào cũng có điều hay để ta học suốt đời.

Chỉ với hai chuyên đề sau đại học mà chúng tôi học được rất nhiều điều từ thầy Lê Trí Viễn. Qua tấm gương tự học của thầy, chúng tôi cố gắng không ngừng và phần lớn đã đạt được một số thành tựu nhất định trong đời. Những thực tế như vậy chính là cách giáo dục con người hiệu quả.

***

Xuân này, tôi tròn một vòng hoa giáp. Ở tuổi “lục thập nhi nhĩ thuận”, tôi nghiệm ra rằng việc trồng người không chỉ có thầy cô giáo mà còn có gia đình và cộng đồng. Thầy cô giáo có dạy đúng, dạy hay đến mấy mà gia đình không quan tâm giáo dưỡng, nhiều người xung quanh vô cảm trước những điều sai trái thì đứa trẻ khó nên người. Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách là chuyện xưa cũ, dường như ai cũng biết nhưng nếu sống trong môi trường thiếu người có nhân cách thì làm sao lên giọng nhân cách với lớp trẻ?

Sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới, cuộc sống của người dân đã khá hơn thời bao cấp gấp nhiều lần, vậy mà không ít người vẫn cứ xuề xòa trong ăn mặc, trong ứng xử...
Theo tôi, đội ngũ giáo viên cần chú ý chuyện này. Hình ảnh thầy giáo, cô giáo không có gì khác biệt trong mắt học trò thì khó tạo ấn tượng mạnh mẽ để học trò phải noi gương, phải mơ ước, phải cố gắng học tập với hy vọng sau này được như thầy cô mình.

Đến một số trường, nhất là đại học bây giờ, chúng ta khó phân biệt đâu là giảng viên, đâu là sinh viên bởi “cá đối bằng đầu”. Những thầy cô nào lớn tuổi thì còn có thể phân biệt được nhưng ở các lớp hệ tại chức thì... chịu!

Đội ngũ công chức cũng thế. Ngày trước, ở miền Nam, cũng quần áo, giày dép như nhau nhưng khi ra đường, vào quán, về cơ bản, người ta phân biệt được ai là công chức, ai là giáo viên, ai là lính tẩy, ai là dân chơi... Nhân cách của họ dường như hiển thị bên ngoài bộ áo quần ấy. Nhờ vậy mà lớp trẻ chúng tôi biết học những gì cần phải học...

Vu Gia
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]