KỸ THUẬT NUÔI DÊ BÁCH THẢO

15.5855
dê bách thảo

Lợi ích của nuôi dê bách thảo: Dê ăn được nhiều cỏ, lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp. Có thể nuôi dê nhốt tại chuồng hoặc chăn thả trên đồng cỏ. Dê mắn đẻ, ít bệnh, cho nhiều thịt và sữa, có khả năng cải tạo đàn dê Cỏ nhỏ con, chậm lớn. Nuôi dê cần ít vốn, tốn ít công, thu nhập nhanh và nhiều hơn dê Cỏ. Tận dụng lao động và điều kiện tự nhiên của gia đình.

Dê Bách thảo

Dê Bách Thảo là một giống dê nhà ở Việt Nam được hình thành từ việc lai giống giữa dê Alpine, dê British-Alpine của Pháp với dê Ấn Độ, đây là giống dê to con, có lông đen, tai cụp và là giống dê kiêm dụng sữa và thịt dê do nó có khả năng cho nhiều sữa.

Dê Bách Thảo được nuôi nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ nhiều năm gần đây giống dê này đã được phát triển ở nhiều tỉnh ở Việt Nam.

Dê này có nhiều tên gọi khác nhau nhưng cũng giống nhau như Bắc Thảo, Bát Thảo, Bắc Hải, Bách Thảo nhưng được gọi thống nhất là Bách Thảo từ sau năm 1992. Dê Bách Thảo cho nhiều sản phẩm có giá trị về kinh tế và y học. Với khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa của dê Bách Thảo khá tốt, hơn hẳn dê Cỏ, nên dùng giống dê này để cải tạo khả năng sản xuất các giống dê khác, thông thường cho tạp giao với dê Cỏ.

  1. Đặc điểm: Hiền lành ít phá hoa màu, ăn tạp, năng suất cho thịt, sữa cao. Tầm vóc cao to, đầu dài trán lồi, sống mũi dô, tai to rủ, có hoặc không có sừng, 60% dê có màu lông đen, số còn lại có màu đen đốm trắng, trắng nâu, vàng.

Dê sinh sản nhanh: tuổi phối giống lần đầu 7 – 8 tháng (P = 19 – 20kg), cứ 7 tháng đẻ 1 lứa, lứa đầu đẻ 1 con, từ lứa thứ 2 trở đi đẻ 2 con. Dê con sơ sinh nặng 1,9-2,5kg. Dê 3 tháng tuổi (lúc cai sữa) nặng 10 – 12kg, dê 6 tháng tuổi (lúc giết thịt) nặng 17 – 20kg. Dê Bách thảo nuôi lấy sữa cho 0,8 – 1,0kg sữa/ngày, gấp 3 – 4 lẫn dê Cỏ.

  1. Cách chọn giống:

Chọn dê cái: Là con của dê bố và dê mẹ cho nhiều sữa, mắn đẻ, dê con mau lớn,ngoại hình thanh mảnh, đầu nhỏ, nhẹ, mình dài, phần sau phát triển hơn phần trước. Da mỏng, lông nhỏ mịn. Bầu vú to, đều, mềm mại.

Chọn dê đực: Khỏe mạnh, hăng hái, không khuyết tật, đầu to, ngắn, trán rộng, thân hình cân đối, không quá béo hoặc quá gầy. Phần thân sau chắc chắn, bắp nở đều, 4 chân thẳng, khỏe. Hai hòn cà đều và cân đối. Là con của dê bố mẹ suất sắc, cho nhiều sữa, mắn đẻ, dê con tăng trọng nhanh, khả năng chống bệnh tốt.

Mời xem:

Thức ăn cho dê

Thức ăn thô

+ Thô xanh:

– Các loại lá: mít, xoan, chuối, dâu, keo dậu, sắn dây, keo lá tràm, sim mua và cây bụi khác.

– Các loại cỏ tự nhiên: Cho dê ăn 4 – 7kg cỏ, lá hỗn hợp/ngày/con. Nếu chăn thả chỉ cần cho ăn 2 – 3 kg/ngày/con.

+ Cỏ và rơm khô, Thức ăn củ quả: sắn, khoai lang, chuối, bí đỏ, đu đủ, cà rốt,… Rửa sạch, thái mỏng cho ăn 0,2 – 0,8 kg/con/ngày.

Thức ăn tinh hỗn hợp: Gồm các loại cám gạo, ngô, bột sắn, bột sắn, bột đậu tương rang, rỉ mật đường. Tùy theo lứa tuổi, khả năng sinh sản và tiết sữa cho dê ăn từ 0,2 – 0,8 kg/con/ngày. Tỷ lệ: Bột ngô 25 – 30%, cám gạo 25 – 40%, bột sắn 15 – 20%, bột đỗ tương rang 10 – 20%, Rỉ mật 10 – 20%, khoáng 2%, muối 1%

Phụ phẩm nông, công nghiệp: Bã đậu phụ, vỏ giá đỗ xanh, bã bia, vỏ và trái cây,… Tuyệt đối tránh thức ăn chua, hôi, mốc, ướt, cho ăn 0,3 – 0,6kg/con/ngày.

dê bách thảo

Chăm sóc nuôi dưỡng

Dê Bách thảo có thể: chăn chả ban ngày, tối về chuồng ăn thêm cỏ, lá cây. Nuôi nhốt tại chuồng, vận động tại sân chơi. Đảm bảo hàng ngày: Thức ăn khô ráo, không hôi mốc, sạch không lẫn đất cát, uống thỏa mãn nước sạch. Quét dọn vệ sinh sạch sẽ: nền, sân chuồng, máng ăn sạch sẽ. Cách ly con đau ốm và không thả chung đàn.

Chăm sóc dê hậu bị (từ khi cai sữa đến khi phối giống): Cho ăn 2 – 5kg lá cây, cỏ xanh non và từ 0,1 – 0,4kg thức ăn tinh/con/ngày. Chỉ chăn thả hoặc vận động khi trời đã tan sương. Tách riêng dê đực 4 tháng tuổi ra nơi khác. Cho dê cái phối giống lần đầu ở 7 – 8 tháng tuổi, nặng 19 – 20 kg trở lên. Tuổi phối giống lần đầu của dê đực: 7 – 8 tháng tuổi, nặng 25 – 30 kg.

Không dùng: Đực giống là bố, dê cái là con hoặc cháu, Đực giống là anh, dê cái là em gái.

Chăm sóc dê chửa, dê đẻ:

– Thời gian chửa 146 – 157 ngày. Trong thời gian chửa cần chăn thả dê gần chuồng, nơi bằng phẳng tránh dồn đuổi, đánh đập, tránh xa dê đực giống để tránh nhảy dê chửa, dễ sảy thai. Trước khi đẻ 5 – 10 ngày nhốt riêng dê chửa. Dê sắp đẻ bầu vú căng sữa, bụng sa, dịch nhờn chảy nhiều ở âm môn, sụt mông. Cho cỏ khô sạch lót ổ, chuẩn bị đỡ đẻ.

– Dùng khăn sạch, mềm, khô lau nhớt từ miệng, tai mũi và toàn thân cho dê sơ sinh. Thắt rốn bằng chỉ cách cuống rốn 4 cm rồi cắt ngoài chỗ thắt, sát trùng rốn bằng cồn. Để dê con nằm ổ ấm, bên mẹ cho đến 4 ngày tuổi (trời rét cần sưởi ấm). Lau sạch bầu vú và phần âm môn dê mẹ. Sau đẻ 30 phút hỗ trợ dê con bú sữa đầu. Đẻ xong cho dê uống nước ấm pha muối 0,5% và ăn cỏ, lá xanh non và thức ăn tinh không ôi, ẩm mốc.

– Từ ngày thứ 4 đến 21 ngày tuổi, nuôi dê con trong cũi, đảm bảo ấm khi trời lạnh, chỗ nằm khô, sạch. Cho bú mẹ 3 – 4 lần/ngày. Khi 10 ngày tuổi tập cho dê con ăn thức ăn dễ tiêu: cháo, chuối chín, bột ngô, đỗ tương rang kỹ nghiền nhỏ mịn và cỏ non sạch, khô ráo.

Vắt sữa dê

– Vệ sinh khi vắt sữa: Rửa sạch tay và dụng cụ trước và sau khi vắt sữa. Dùng khăn sạch ướt rửa toàn bộ bầu vú. Lau sạch núm vú, tránh xây xát vú sau khi vắt hết sữa.

– Thao tác vắt sữa: Cố định người vắt, giờ vắt, không ồn ào khi vắt sữa. Thao tác vắt sữa nhẹ nhàng, đều đặn, thứ tự và nhanh. Sau đó buông tay ra để sữa xuống căng núm vú và lặp lại thao tác trên.Sau cùng vuốt hết sữa đọng trong núm vú.

– Lịch vắt sữa: Vắt sữa trước khi cho con vào bú mẹ.Vắt 1 – 2 lần tùy theo lượng sữa mẹ và số dê con đẻ ra.

– Xử lý sữa: Vắt sữa xong lọc qua 8 lớp vải màn sạch, rồi đun cách thủy trong nước sôi khoảng 10 – 15 phút mới được sử dụng.

Chuồng trại

– Chọn địa điểm làm chuồng: Chọn nơi cao ráo thoát nước, ở cuối hướng gió, tránh gió lùa. Chuồng nên làm hướng nam hoặc đông nam.

– Kiểu chuồng: Có sàn, đơn giản tre nứa lá. Có 3 kiểu: Chuồng dê nhốt chung, chuồng dê chia ô lớn, chuồng chia ô nhỏ nhốt riêng từng con. Sàn chuồng làm bằng thanh tre, gỗ nứa thẳng, nhẵn, bản rộng 2,5cm, cách nhau 1,5cm, cách mặt đất 0,6 – 0,8m. riêng đối với dê con, các nan nhỏ cách nhau 0,8cm để dê không bị lọt chân.

Thoát nghèo từ nuôi dê bách thảo

Thời gian gần đây không ít gia đình ở xã Bình Tân (Bắc Bình – Bình Thuận) đang khôi phục nuôi dê bách thảo, coi đây là hướng phát triển kinh tế chính cho mình. Trường hợp gia đình ông Phạm Được, ở thôn Bình Nghĩa, xã Bình Tân, là một điển hình. Hiện ông đang phát triển nuôi dê bách thảo hơn 100 con, cho hiệu quả kinh tế khá cao, từng bước thoát nghèo.

Cách đây gần 7 năm về trước, không riêng gì địa phương này mà ở các xã khác trong huyện phát triển rầm rộ nuôi dê bách thảo. Cơn sốt nuôi dê những năm 2004 đến 2008 đã giúp nhiều gia đình nông dân thoát nghèo, coi đó là cách làm giàu nhanh chóng. Nhưng sau đó không bao lâu, cũng không ít gia đình “bại sản”, nợ nần chồng chất, do dê xuất hiện dịch bệnh, giá xuống quá thấp, người tiêu dùng quay lưng.

Gia đình ông Được có thu nhập khá nhờ nuôi dê

Là người đi sau, nắm được quy luật phát triển cũng như các dịch bệnh thường gặp trong quá trình chăn nuôi dê, ông Được đã chịu khó học hỏi và áp dụng vào mô hình nuôi dê của mình một cách phù hợp. “Năm 2009 tôi bắt đầu thực hiện ý tưởng để chăn nuôi dê bách thảo với số vốn 10 triệu đồng vay mượn. Qua hơn 3 năm chăn nuôi, từ 10 con giống đã sinh sản và phát triển nhanh đến nay hơn 100 con. Nuôi dê biết tính toán rất có lợi. Đây là giống vật nuôi chỉ đầu tư con giống ban đầu, còn nguồn thức ăn chủ động, tự mình trồng hoặc chăn thả các đồi núi thấp, nơi có nhiều cây xanh, tận dụng công lao động lúc nông nhàn”, ông Được nói.

Theo ông Được, loại dê này dễ nuôi và nhanh sinh sản lại chủ động được thời gian chăn thả nên việc chăn nuôi, phát triển không khó. Đối với dê bách thảo, trung bình 1 con cái đẻ một năm 2 lứa, mỗi lứa từ 2 – 3 con, nuôi khoảng 6 tháng đạt trọng lượng từ 25 – 35 kg là bán thương phẩm. Muốn nuôi dê có hiệu quả cần phải chú ý đến khâu chọn con giống, cách phối giống. Chuồng nuôi phải cách mặt đất hơn 1m, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo được nhiệt độ phù hợp mỗi mùa. Thường xuyên dọn vệ sinh chuồng, không để phân đọng lại trên nền chuồng, trong chuồng phải có máng ăn, máng uống nước để bổ sung thêm thức ăn cho dê. Định kỳ tẩy uế chuồng trại, dê sẽ phát triển tốt, ít rủi ro dịch bệnh.

“Đối với loại dê bách thảo thường cho ăn kèm với một ít muối hạt để tăng sức đề kháng cũng như hạn chế các dịch bệnh xuất hiện. Chỉ khó nhất là lúc chuyển mùa, thời tiết thay đổi, hoặc vào chu kỳ sinh sản dê thường mắc bệnh hô hấp rất khó phát hiện. Vì thế thời gian đó cần tiêm ngừa các loại thuốc phòng dịch bệnh mỗi ngày”, ông Được chia sẻ kinh nghiệm.

Trong thời gian nuôi, gia đình ông Được đã xuất bán nhiều lứa dê thương phẩm thu về hàng chục triệu đồng. Mới đây, ông xuất bán 20 con dê thương phẩm với giá 125 ngàn đồng/kg, thu về gần 50 triệu đồng. Chỉ thời gian ngắn phát triển nuôi dê, giờ ông đã tìm thấy niềm vui khi đã có thu nhập ổn định mỗi năm hơn 150 triệu đồng.

Nguồn tin: Báo Bình Thuận

Giới thiệu về dê bách thảo

Dê Bách Thảo là giống dê kiêm dụng thịt và sữa nổi tiếng, có thể xem Ninh Thuận là quê hương của dê Bách Thảo. Dê Bách Thảo là giống dê được hình thành từ việc tạp giao giữa dê Cỏ và các giống dê được nhập vào Việt Nam từ hàng trăm năm trước như Dê Alpine, Dê Anglo Nubian.

Qua một thời gian khá dài hàng trăm năm thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt nóng khô của vùng cực Nam Trung Bộ, dê Bách Thảo ngày nay có những đặc điểm rõ rệt cả về hình thái lẫn sinh học mang dấu ấn của vùng sinh thái nóng khô.

Dê bách thảo có đặc điểm sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ nuôi, chịu được nhiệt độ cao, nắng nóng, thức ăn chủ yếu là các loại cây lá có được trong tự nhiên. Sau 6-7 tháng nuôi, có thể xuất chuồng

Dê Bách Thảo có tầm vóc to hơn so với dê Cỏ, khối lượng cơ thể trưởng thành con đực nặng từ 75-80kg/con, cao khoảng 85–90 cm, còn con cái có trọng lượng từ 40–45 kg, cao 65–70 cm, con sơ sinh 2,6-2,8 kg/con, trọng lượng càng lớn giá càng cao.[5] Tầm vóc của dê cũng được thể hiện qua kích thước các chiều đo cơ thể, đặc biệt ba chiều đo chính là cao vây, dài thân chéo và vòng ngực. Trung bình chiều cao vây là con đực trưởng thành là 87,4 cm, con cái 66,8 cm, dài thân chéo con đực 85,0 cm, con cái 70,0 cm và vòng ngực con đực 93,0 cm, con cái 80,4 cm.

Tất tả các chỉ tiêu về khối lượng và các chiều đo cơ thẻ dê đực đều lớn hơn dê cái. Dê Bách Thảo cũng có khả năng cho thịt dê tốt, tỷ lệ thịt xẻ 40-45%, tỷ lệ thịt lọc đạt từ 30-35%. Thịt dê Bách Thảo cũng có chất lượng khá, các tỷ lệ vật chất khô, prolein, mỡ đều thấp hơn so với thịt dê Cỏ, nhưng hàm lượng mỡ lrong thịt thấp. Dê con sơ sinh nặng, 1,9-2,5 kg. Dê 3 tháng tuổi (lúc cai sữa) nặng 10 – 12 kg, dê 6 tháng tuổi (lúc giết thịt) nặng 17 – 20 kg.

Dê có màu lông tương đối đồng nhất hơn dê Cỏ, thường là đen chiếm khoảng 60%, còn lại là đen đốm trắng hoặc trắng đốm đen chiếm khoảng 40%, màu đen đốm trắng, trắngnâu, vàng các màu khác rất ít thấy. Nhìn chung dê Bách Thảo có bộ lông mượt sáng, phần lớn có hai dải lông trắng song song trên mặt, trắng ở bốn chân. Dê Bách Thảo có màu lông đen sọc trắng, tai to cụp xuống. Điển hình của dê Bách Thảo là sống mũi dô, đầu dài trán lồi, tai to rủ cúp xuống, có hoặc không có sừng, miệng rộng và thô, phần lớn không có râu cằm. Đầu thô, dài, phần lớn dê không sừng, một số có sừng thì sừng nhỏ, chếch ra hai bên và chĩa về phía sau, nhiều con có hai mấu thịt ở cổ gọi là hoa tai.

Ngoại hình dê cái thanh mảnh, đầu nhỏ, nhẹ, mình dài, phần sau phát triển hơn phần trước. Da mỏng, lông nhỏ mịn. Bầu vú to, đều, mềm mại. Dê đực khỏe mạnh, hăng hái, không khuyết tật, đầu to, ngắn, trán rộng, thân hình cân đối, không quá béo hoặc quá gầy. Phần thân sau chắc chắn, bắp nở đều, 4 chân thẳng, khỏe. Hai hòn cà đều và cân đối. Con cái có cấu tạo ngoại hình theo hướng của con vật cho sữa, bầu vú phát triển, có hình bát úp, núm vú dài 4–6 cm. Dê có 8 răng cửa hàm dưới và răng hàm, không có răng cửa hàm trên. Dê đẻ 5- 10 ngày đã có 4 răng cửa sữa, sau 3-4 tháng thì có đủ 8 răng cửa sữa. Răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn và trắng, nhãn, răng vĩnh viễn có thể to gấp rưỡi hoặc gấp đôi răng sữa, màu hơi vàng và có những vạch đen ở mặt trước. Người ta có thể xem răng dê để xác định tuổi.

Tập tính của dê bách thảo

Dê ăn được nhiều cỏ, lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp. Có thể nuôi dê nhốt tại chuồng hoặc chăn thả trên đồi núi. Chúng hiền lành ít phá hoa màu, ăn tạp. Dê Bách Thảo không cạnh tranh lương thực với con người, thức ăn chủ yếu là các loại lá cây, cỏ, thậm chí rơm rạ và các phế phụ phẩm nông nghiệp khác. Dê Bách Thảo tận dụng rất tốt các loại thức ăn thô xanh để chuyển hoá thành sản phẩm có giá trị. Dê có khả năng chịu đựng kham khổ và chống đỡ bệnh tật tốt, dễ nuôi, ít ốm đau, ít mắc những bệnh hiểm nghèo, thích ứng rộng rãi với nhiều vùng. Dê Bách Thảo còn có tính nết hiền lành, sạch sẽ, dễ gần, thích đùa dờn với người nuôi, có thể nuôi nhốt hoàn toàn mà không hề phá phách.

Khả năng sinh trưởng của dê bách thảo

Dê đực có tuổi thành thục về tính lúc 4-6 tháng tuổi, nhưng lúc này tầm vóc cơ thể còn nhỏ, nên thường tuổi sử dụng thích hợp là khoảng 6-8 tháng tuổi trở lên, khi tầm vóc cơ thể đạt trên 50% khối lượng lúc trưởng thành.

Dê cái Bách Thảo có tuổi thành thục sinh dục khoảng 6-7 tháng tuổi, tuổi động dục lần đầu trung bình 6-7 táng, tuổi cho phối giống thích hợp thường chậm hơn một ít, khoảng 7 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt trên 50% khối lượng lúc trưởng thành. Dê cái cho nhiều sữa, mắn đẻ, dê con mau lớn.

Dê sinh sản nhanh tuổi phối giống lần đầu 7 – 8 tháng, cứ 7 tháng đẻ 1 lứa, lứa đầu đẻ 1 con, từ lứa thứ 2 trở đi đẻ 2 con. Chu kỳ cho sữa cũng có thể thu được từ 0,8 – 1,2 lít/ngày, gấp 3 – 4 lẫn dê Cỏ, quy ra từ 1,1-1,4 kg/con/ngày với chu kỳ cho sữa là 148-150 ngày. Tuổi phối giống lần đầu là từ 7-8 tháng

Dê thường có tuổi đẻ lứa đầu lúc một năm tuổi, thời gian động dục lại sau khi đẻ trung bình 2 tháng, thời gian mang thai khoảng 5 tháng và khoảng cách hai lứa đẻ là 7-8 tháng, 75% lứa đẻ của dê là đẻ đôi hoặc ba. Đặc điểm nổi bật của dê Bách Thảo là ở tính năng sinh sản, đẻ nhiều con hơn các giống dê khác, tỷ lệ đẻ đôi, đẻ ba rất cao, ngay trong sản xuất cũng đạt tới 70-75%. Đây là lợi thế cho việc nhân đàn. Mùa sinh sản cũng tương tự dê Cỏ, dê Bách Thảo động dục và phối giống tập trung rõ rệt vào 2 mùa từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12, do vậy đẻ tập trung vào tháng 2 đến tháng 5 và tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Thời gian chửa 146 – 157 ngày. Dê sắp đẻ bầu vú căng sữa, bụng sa, dịch nhờn chảy nhiều ở âm môn, sụt mông.

Mùa sinh sản liên quan nhiều đến nhiệt độ môi trường, thời tiết mùa đông ấm áp và mùa thu mát mẻ thích hợp cho sinh sản, còn mùa hè nóng bức và mùa đông giá rét đã hạn chế nhiều đến sinh sản của dê tỷ lệ động dục rất thấp. Dê Bách Thảo có Khả năng cho sữa khá cao với năng suất trung bình trên 1 kg/ngày trong thời gian cho sữa 5 tháng một chu kỳ vắt, sản lượng sữa bình quân 170 một chu kỳ, như vậy với khoảng cách hai lứa đẻ như trên, một năm dê có thể sản xuất khoảng 300 kg sữa. Sữa dê có hàm lượng vật chất khô khá cao khoảng 15%, đặc biệt tỷ lệ mỡ sữa 5,5% cao hơn nhiều so với sữa bò.

Chăm sóc dê bách thảo

Loại dê này dễ nuôi và nhanh sinh sản lại chủ động được thời gian chăn thả nên việc chăn nuôi, phát triển không khó. Đối với dê bách thảo, trung bình 1 con cái đẻ một năm 2 lứa, mỗi lứa từ 2 – 3 con, nuôi khoảng 6 tháng đạt trọng lượng từ 25 – 35 kg là bán thương phẩm. Chuồng nuôi phải cách mặt đất hơn 1m, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo được nhiệt độ phù hợp mỗi mùa. Không để phân đọng lại trên nền chuồng, trong chuồng phải có máng ăn, máng uống nước để bổ sung thêm thức ăn cho dê. Đối với loại dê bách thảo thường cho ăn kèm với một ít muối hạt để tăng sức đề kháng cũng như hạn chế các dịch bệnh xuất hiện. Lúc chuyển mùa, thời tiết thay đổi, hoặc vào chu kỳ sinh sản dê thường mắc bệnh hô hấp rất khó phát hiện.

Dê Bách thảo có thể chăn chả ban ngày, tối về chuồng ăn thêm cỏ, lá cây. Nuôi nhốt tại chuồng, vận động tại sân chơi. Đảm bảo hàng ngày có thức ăn khô ráo, không hôi mốc, sạch không lẫn đất cát, uống thỏa mãn nước sạch, nền, sân chuồng, máng ăn sạch sẽ. Cách ly con đau ốm và không thả chung đàn. Tùy theo lứa tuổi, khả năng sinh sản và tiết sữa cho dê ăn từ 0,2–0,8 kg/con/ngày, tránh thức ăn chua, hôi, mốc, ướt, cho ăn 0,3–0,6 kg/con/ngày.

Chăm sóc dê hậu bị từ khi cai sữa đến khi phối giống cần cho ăn 2–5 kg lá cây, cỏ xanh non và từ 0,1–0,4 kg thức ăn tinh/con/ngày. Chỉ chăn thả hoặc vận động khi trời đã tan sương. Tách riêng dê đực 4 tháng tuổi ra nơi khác. Cho dê cái phối giống lần đầu ở 7 – 8 tháng tuổi, nặng 19 – 20 kg trở lên. Trong thời gian chửa cần chăn thả dê gần chuồng, nơi bằng phẳng tránh dồn đuổi, đánh đập, tránh xa dê đực giống để tránh nhảy dê chửa, dễ sảy thai.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]