Lá chua me có thể gây suy thận

Người dân ở một số địa phương dùng lá chua me để mấu canh chua hoặc cho vào nước luộc rau muống. Nếu dùng quá nhiều, muối oxalat trong loại cây này sẽ tích tụ, gây sỏi thận, thậm chí suy thận.

15.579

Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống

Chua me có nhiều loại: Chua me đất hoa vàng, có 3 lá chét nhỏ; chua me đất hoa đỏ có 3 lá chét to hơn và chua me lá me có nhiều lá chét. Cả 3 loài đều thuộc họ chua me đất (Oxalidaceae) mọc tự nhiên ở bờ bãi, ven đường, chỗ ẩm mát.

Trong thân và lá chua me có acid oxalic và nhất là oxalat kali với hàm lượng cao, nên cây có vị chua. Thỉnh thoảng ăn một vài bữa lá chua me (chủ yếu là chua me đất hoa vàng) nấu canh thì không sao. Nhưng nếu dùng luôn hằng ngày trong thời gian dài, muối oxalat sẵn có trong cây sẽ kết hợp với canxi trong cơ thể để tạo thành canxi oxalat không tan. Muối này tích lũy dần thành viên sỏi mà sinh bệnh sỏi, có thể gây suy thận cấp do nghẽn các tiểu quản thận; triệu chứng chủ yếu là không đi tiểu được.

Dù thỉnh thoảng mới dùng thì cũng không nên ăn quá nhiều chua me cùng lúc vì muối oxalat gây độc ở liều 20-30 g.

Những người đã bị bệnh sỏi càng không nên dùng lá me chua vì oxalat có thể làm tăng lượng sỏi.

DS. Bảo Hoa, Sức Khỏe & Đời Sống 

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]