Lạ lùng lễ hội dành cho những người… bị thiến

Cứ mỗi năm một lần, tất cả những người bị thiến khắp Ấn Độ lại tề tựu về ngôi làng nhỏ Koovagam để tham gia lễ hội dành cho “giới thứ ba” nổi tiếng nhất đất nước này.

15.5874
Hai người đàn ông ăn mặc và trang điểm như phụ nữ ngồi nói chuyện thân mật trong một quán nhỏ. Họ chìa bàn tay với những chiếc móng dài sơn màu đỏ chót, với thức ăn đặt trên chiếc bàn nhỏ, vừa nhâm nhi vừa tán dóc. Họ thuộc về thế giới thứ ba và được gọi với cái tên hijra.
 
Hai hijra ăn mặc điệu đà để chuẩn bị tham dự
lễ hội dành cho những người bị thiến.
 
Hai hijra, một người trông mảnh khảnh và một người hơi mập mạp, ăn mặc như chị em sinh đôi, trong trang phục sari chau chuốt. Những sợi dây chuyền vàng thanh nhã điểm lên mái tóc.
 
Hijra khoảng 35 tuổi tự giới thiệu: “Tôi là Jayalakshmi”, cô nói, miệng nở nụ cười tươi, “và đây là mẹ của tôi”. Cô chỉ về phía người hijra lớn tuổi hơn, đang tỏ ra hơi phật ý.
 
Các Hijra thường sống trong một cộng đồng gần gũi và tự lập ra “gia đình” của mình bằng các mối quan hệ mẹ con, chị em gái. Tất cả đều tự coi mình thuộc giới nữ. Hôm nay, họ tụ tập về làng Koovagam để tham dự sự kiện quan trọng nhất của hijra.
 

Các hijra chuyện trò rôm rả trong lễ hội.

 
Lễ hội Koovagam diễn ra vào tháng Tamil hàng năm (khoảng tháng Tư dương lịch) và kéo dài 15 ngày tại đền Koothandavar ở ngôi làng Koovagam, quận Viluppuram, bang Tamil Nadu, Ấn Độ.
 
Đền Koothandavar trên thực tế là ngôi đền duy nhất ở Ấn Độ được thiết kế đặc biệt dành cho những người chuyển giới. Ngôi đền này cũng là nơi trú ngụ của những người nam giới đã cắt bỏ bộ phận sinh dục và tinh hoàn khi còn nhỏ để gia nhập cộng đồng hijra.
 
 
Ngôi làng nhỏ Koovagam được xem là thánh địa Mecca của các hijra, với đền thờ chiến binh thần thánh Aravan. Theo truyền thuyết, Aravan đã tự hiến tế thân mình để dân tộc Pandavas của ông chiến thắng trong một trận chiến sống còn. Tuy nhiên, ông yêu cầu được làm lễ cưới và hưởng thụ đêm cuối cùng của mình trong niềm hạnh phúc nhục dục. Chúa tể Krishna vì thế đã hóa trang thành phụ nữ để đáp ứng điều ước cuối cùng của Aravan, và trở thành “góa phụ” vào ngày hôm sau.
 
Từ đó, lễ cưới tượng trưng giữa hai người đàn ông được tổ chức hàng năm vào hôm trước khi Aravan bị hiến tế. Lễ cưới này là tiền thân của lễ hội Koovagam.
 

Lễ rước thánh Aravan tại lễ hội Koovagam.

 
Tại lễ hội Koovagam, không chỉ có hàng nghìn hijra tham gia mà còn có rất nhiều những người đàn ông bình thường từ khu vực lân cận. Họ đến để đóng vai chú rể.
 
Lễ hội này là dịp hiếm hoi để các hijra rời khỏi khu ổ chuột và đắm say trong những điệu nhảy truyền thống. Du khách đến đây sẽ được vây quanh bởi vòng tròn các hijra vừa nhảy múa vừa vỗ tay một cách cám dỗ trong khi cất cao giọng hát trầm, êm dịu về đêm tân hôn đang chờ đợi họ.
 
Bên trong đền, tiếng chuông ngân vang, bầu không khí ngập tràn tiếng reo hoan lạc, mùi long não và hoa nhài cháy thơm ngọt thoảng trong không khí. Lúc này, các thầy tế bắt đầu đập vỡ những trái dừa để dâng lên thánh. Sau đó, thầy tế sẽ đeo chiếc vòng hôn nhân được ban phước quanh cổ các hijra, đó là giây phút họ kết hôn với Arava.
 
Một trong những phần được trông đợi trong lễ hội này là cuộc thi Hoa hậu Koovagam. Đây là một cuộc trình diễn và tranh tài mà người chiến thắng sẽ được quyết định dựa trên cá tính, hiểu biết về HIV/AIDS, các vấn đề xã hội và dịch vụ liên quan đến cộng đồng của mình.
 

Cuộc thi Hoa hậu Koovagam, một điểm nhấn trong lễ hội.

 
Radha, một hijra đến từ thị trấn Kanchipuram, cho hay cô yêu lễ hội này đơn giản là vì bởi chỉ có ở đây, một lần trong đời, cô có thể kết hôn. Cô bỏ nhà ra đi khi mới 12 tuổi, và giờ đây đã bước sang tuổi 37. Những người bình thường chỉ xem người như cô đơn thuần là một trò vui.
 
Radha đã sống 25 năm ở một khu ổ chuột trong một thị trấn luôn có thái độ thù địch với giới thứ ba. Cô và những người bạn của mình phải kiếm sống bằng việc đi ăn xin. Ngoài bán dâm ra thì có rất ít cơ hội việc làm cho những người như cô.
 
Mặc dù nhiều người tin rằng các hijra mang lại sự may mắn ở các đám cưới hoặc sau khi sinh con, đa phần vẫn tỏ thái độ sợ hãi và ghét bỏ hijra.
 
Theo Nguyễn Nguyệt
aFamily/Weird Asian
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]