Làm đẹp dưới con mắt nhà khoa học

"Thời trang hay cách làm đẹp dưới con mắt của các nhà khoa học luôn có góc nhìn không cũ. Với hai nhân vật, một ở cương vị lãnh đạo một đơn vị nghiên cứu khoa học chuyên ngành thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ, một là chuyên gia khảo cổ học người Nhật Bản. Hai nhân vật sẽ đôi điều lạm bàn về cái đẹp trong lúc nhàn đàm.

15.5846
"Thời trang hay cách làm đẹp dưới con mắt của các nhà khoa học luôn có góc nhìn không cũ. Với hai nhân vật, một ở cương vị lãnh đạo một đơn vị nghiên cứu khoa học chuyên ngành thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ, một là chuyên gia khảo cổ học người Nhật Bản. Hai nhân vật sẽ đôi điều lạm bàn về cái đẹp trong lúc nhàn đàm.
 
Hãy cẩn thận với những chiêu khuyến mại hấp dẫn
Ông Ngô Đặng Nhân (Cục trưởng Cục Kiểm soát an toàn và bức xạ hạt nhân).

PV: Là một nhà` khoa học, lại ở cương vị lãnh đạo, ông có thể chia sẻ gì với độc giả báo Sức khỏe & Đời sống về kinh nghiệm làm đẹp của mình?

Ông Ngô Đặng Nhân : Tôi là một nhà khoa học, theo chuyên ngành hẹp Kiểm soát an toàn bức xạ hạt nhân nên cũng ít có thời gian dành cho cái đẹp. Thậm chí trong nghề nghiệp, chúng tôi còn phải hứng chịu nhiều chất độc hóa học chính từ công việc của mình (các chất phóng xạ). Mọi việc làm đẹp, hay chăm sóc sức khỏe tôi thường phó mặc bà xã. Được cái bà xã cũng rất chỉn chu trong việc này. Thường mỗi lần đi siêu thị bà ấy đều mua những đồ dùng đặc trị thẩm mỹ cho cánh mày râu.

PV: Báo chí gần đây có nêu nhiều vụ “phức tạp” trong hoạt động thẩm mỹ, ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Ông Ngô Đặng Nhân: Tôi thấy báo chí nêu nhiều chuyện liên quan đến vấn đề an toàn trong việc giải phẫu thẩm mỹ khiến tôi thấy hơi lo ngại. Điển hình là vụ một cơ sở hoạt động thẩm mỹ tư nhân trong TP. Hồ Chí Minh, ngang nhiên “giam cầm” khách hàng của mình trong nhiều ngày trời. Tôi nghĩ các cơ quan chức năng đã quá buông lỏng quản lý, để cho các cơ sở tư nhân mặc sức hoành hành không theo một trật tự nào.

PV: Ông có lời khuyên nào cho bà xã, trong thời điểm một số cơ sở hoạt động thẩm mỹ có cơ chế hoạt động quá bát nháo như hiện nay?

 Ông Ngô Đặng Nhân: Thú thật, vợ tôi cũng là người hay đến các trung tâm thẩm mỹ để chăm sóc sức khỏe. Nhưng tôi biết bà ấy cũng không phải là người chạy theo mốt thời thượng bây giờ. Bà ấy dám trả một lúc vài triệu đồng cho một lần đi thẩm mỹ nhưng biết điểm dừng. Tôi muốn nói với vợ tôi và mọi người hãy cẩn thận với những chiêu khuyến mại hấp dẫn, hãy làm chủ chính mình. Sức khỏe là vô giá không gì mua được, nếu bạn có nhu cầu nên đến các cơ sở đã có kiểm định chất lượng của Nhà nước, tốt nhất là các bệnh viện chuyên ngành.

Tự chăm sóc cho mình là chính

Ông Ni Xi - nhà khảo cổ học người Nhật Bản đã có thâm niêm ở Việt Nam 15 năm.

PV: Là một người ngoại quốc, ông có nhận xét gì về chuyện thời trang đất nước của xứ sở tre và dừa?

Ông Ni Xi: Tôi đã có quá trình nghiên cứu khảo cổ và sống ở Việt Nam 15 năm. Tôi thấy người Việt còn quá bị động trong trang phục. Cụ thể như, khi phong trào hip hop du nhập vào Việt Nam, những cô cậu thanh niên thi nhau mặc kiểu quần tụt (quần chất liệu vải bò, dài và rộng), trong khi thể hình của người Việt Nam là rất thấp, nhỏ, kiểu trang phục này chỉ hợp với người châu Âu có thể hình cao to. Nhiều người bạn ngoại quốc như tôi khi nhìn thấy thanh niên Việt Nam ăn mặc như vậy, họ bình luận: Mấy anh Việt Nam mặc thế nhìn như nấm lùn. Đương nhiên việc hướng tới vẻ đẹp là tốt nhưng mức sống và điều kiện của người dân Việt Nam chưa cho phép họ phung phí tiền bạc vào những thú chơi xa xỉ như vậy. Tôi biết có những công nghệ làm đẹp hôm nay có giá bằng mấy tháng lương của một công chức bình thường.

PV: Chuyện chăm sóc đến vẻ đẹp của gia đình ông như thế nào?

Ông Ni Xi: Tôi sang đây sinh sống có mang theo cả vợ và con. Con trai tôi năm nay hai tuổi. Vợ tôi cũng có thói quen chăm sóc sức khỏe. Nhưng phần lớn là ở nhà và tự chăm sóc cho mình là chính. Người Nhật Bản có thói quen không quá lệ thuộc vào những “tua” phẫu thuật thẩm mỹ.

PV: Ông nhận thấy công nghệ làm đẹp của Việt Nam hiện nay ra sao?

Ông Ni Xi: Tôi thấy hầu như các máy móc làm thẩm mỹ tại Việt Nam còn thiếu và yếu. Đặc biệt là đội ngũ những người làm nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho khách hàng. Họ hầu như chưa được đào tạo một cách chính quy, cơ bản. Tình trạng phổ biến hiện nay là đào tạo kiểu chắp vá, hễ có một công nghệ thiết bị máy móc mới lại cho mời một số chuyên gia về tập huấn trong một thời gian ngắn. Rồi mặc nhiên cấp chứng chỉ hành nghề cho họ. Như thế, ai bảo đảm cho quá trình lĩnh hội kiến thức mới có tốt hay không. Và việc họ làm có tốt hay không phần lớn phụ thuộc vào việc “trăm hay không bằng tay quen” hơn là những công nghệ có tính học tập, tư duy.

PV: Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học.

Theo Suckhoedoisong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]