Làm gì để phòng tránh bệnh truyền nhiễm lúc giao mùa?

Làm gì để có thể phòng tránh một số căn bệnh truyền nhiễm lúc giao mùa? Lê Thúy Nga, Triệu Phong, Quảng Trị.

15.5953

Mùa nắng với khí hậu nóng, oi bức là yếu tố thuận lợi cho sự bùng phát của nhiều loại bệnh như say nắng, cảm lạnh, tiêu chảy, viêm mũi - họng, viêm phổi, chốc lở, rôm sẩy..., các bệnh truyền nhiễm đường ruột ( tiêu chảy cấp, tiêu chảy nhiễm trùng, tả, lỵ, thương hàn)...

Để phòng chống các bệnh lý đường hô hấp, chúng ta phải hạn chế uống nước đá quá lạnh, nếu quá khát và nóng thì hãy dùng một ít nước lọc để mát và pha thêm nước thường để bớt độ lạnh hơn. Không nên để máy lạnh quá lạnh, phải thay đổi nhiệt độ trong phòng dần dần để cơ thể thích nghi. Để quạt xoay chứ không đứng yên một chỗ và thốc thẳng vào người.

Cũng cần chú ý bù đủ nước mất cho cơ thể, cung cấp nhiều vitamin từ trái cây, rau tươi để tăng cường sức đề kháng. Nếu ra quá nhiều mồ hôi thì có thể phải bù lại lượng chất khoáng để cơ thể đỡ mệt bằng cách sử dụng các loại nước giải khátát có chất khóang (thường sử dụng sau khi tập thể thao) hay một cốc chanh muối.

Cần hạn chế các loại nước ngọt vì loại nước giải khát này sẽ làm khát hơn và dễ bị viêm họng. Với trẻ nhỏ cũng không nên sử dụng các loại nước mát có tính lợi tiểu cao vì sẽ gây cho trẻ mất nước nhiều hơn, khát nhiều hơn nhưng lại chưa biết tự cung cấp nước uống cho bản thân.


Mùa hè là lúc người lớn và trẻ em dễ bị rôm sảy và nhiễm khuẩn da do đổ mồ hôi quá nhiều. Để phòng tránh nên tắm gội hằng ngày, mặc quần áo thoáng mát và hút mồ hôi, thay quần áo ngay mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi; tránh gãi hay "giết" rôm sảy để không làm tổn thương da, nhiễm trùng da.

Nên cắt ngắn móng tay và rửa tay thường xuyên để giữ vệ sinh và hạn chế bệnh tật. Nếu đi ra ngoài thì nên che chắn cơ thể kỹ với mũ rộng vành, áo khoác và găng tay để tránh mất quá nhiều mồ hôi và bị hại da bởi nắng gắt, và chống say nắng.

AloBacsi.vn
Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng - Nông Nghiệp
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]