Làm gì khi trẻ bị ngạt mũi?

Ngạt tắc mũi là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến bị thiếu ôxy, ảnh hưởng đến sức khỏe và vận động của trẻ.

0

Theo Sức khỏe và Đời sống, ngạt tắc mũi là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến bị thiếu ôxy, ảnh hưởng đến sức khỏe và vận động của trẻ. Ban đêm hay có những cơn ác mộng làm cho trẻ khóc thét. Trẻ lớn hay bị nhức đầu và không tập trung khi học tập.

Bình thường, trẻ thở bằng mũi một cách chậm rãi, đều đặn, không có tiếng kêu và miệng thì ngậm lại. Nếu chúng ta bịt bớt một bên mũi, trẻ vẫn tiếp tục thở một cách dễ dàng. Trong trường hợp mũi bị tắc, trẻ thở khó khăn và có tiếng kêu.

Ngạt tắc mũi là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân.

Muốn biết mũi có bị ngạt không, ta có thể bịt một bên mũi và đặt lưng bàn tay vào sát lỗ mũi bên kia để cảm giác được luồng gió đi qua. Kiểm tra như vậy với từng lỗ mũi một. Khi bị ngạt mũi, trẻ phải thở bằng miệng nên họng khô, rát. Chất nhày của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng hay ho và hay bị trớ.

Ở trẻ sơ sinh, ngạt tắc mũi làm trẻ bú khó khăn, bú không được dài hơi như trước vì khi bú trẻ không thở được bằng miệng nữa nên cứ bú một lúc lại phải dừng, há mồm thở để lấy thêm oxy rồi bú tiếp, chính điều này làm cho trẻ dễ bị sặc.

Ngạt tắc mũi cũng có khi do dịch mũi: Nếu trẻ chảy mũi thò lò ra cửa mũi trước,  trường hợp này dễ nhận biết, nếu dịch mũi đặc sẽ gây tắc ngạt mũi; nhưng khi nước mũi chảy ra phía sau rồi rơi xuống họng thì sẽ khó phát hiện. Những trường hợp này là do hốc mũi bị phù nề nên cản trở chảy dịch mũi ra trước hoặc khi bị viêm hệ thống xoang sau. Lúc này, trẻ có cảm giác vướng họng hay  ho, khạc đờm hoặc buồn nôn hay nôn.

Ngạt tắc mũi nói riêng và viêm mũi nói chung do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do virut. Do vậy, để tránh tình trạng kháng thuốc cũng như nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ, tránh cho trẻ như những tổn thương gan thận có thể xảy ra khi dùng kháng sinh thì các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được kê đơn dùng thuốc đúng.

Tóm lại, thường trẻ sau 6 tháng hay bị các bệnh lý về tai mũi họng do hết lượng miễn dịch của mẹ truyền cho khi sinh. Những bệnh lý mà trẻ mắc phải 80% là do virut nên thường chỉ nên dùng các thuốc chữa triệu chứng như hạ sốt, giảm ho nhóm long đờm, chống ngạt tắc mũi...

Để cơ thể trẻ có khả năng tự sản sinh ra kháng thể chống lại các bệnh lý này, cần phải theo dõi cẩn thận, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của bội nhiễm vi khuẩn như nước mũi vàng xanh, hơi thở hôi... phải dùng kháng sinh kịp thời.

Cách chữa trị ngạt mũi cho trẻ

Trang thông tin điện tử Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, để các mẹ có thể cải thiện tình hình ngạt mũi cho trẻ ngay lập tức mỗi khi trẻ ngạt mũi, các mẹ có thể sử dụng một trong những cách sau đây:

1. Dùng túi xông, xông mũi cho trẻ:

Với biện pháp này, các mẹ có thể tới các hiệu thuốc mau gói lá xông được bán sẵn về cho bé sử dụng. Túi lá xông có cấu tạo nhỏ gọn rất dễ sử dụng.

Các mẹ chỉ cần cho túi lá xông vào một túi nhỏ đeo trước ngực trẻ, gần với vị trí mũi nhất để bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể được xông mũi bởi các vị thuốc trong túi xông đó.

Nếu khi bé ngủ, các mẹ hãy đặt các túi xông (nhiều nhất là 2 túi) xuống dưới gối, như vậy, ngay cả khi ngủ, trẻ sẽ được xông mũi và việc thở sẽ không còn khó khăn.

2. Nước muối sinh lí

Với trẻ bị ngạt mũi, các mẹ thường sử dụng một dung dịch rất phổ biến để giúp trẻ vệ sinh mũi đó là nước muối sinh lí.

Để tác dụng của dạng dược phẩm này công hiệu nhất, các mẹ hãy nhỏ vào lọ nước muối sinh lí khi trẻ đi ngủ.

3. Sử dụng tinh dầu bạc hà để thông mũi cho trẻ:

Hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào khu vực giường ngủ của bé như: giường, chăn, gối, quần áo…Công dụng của tinh dầu bạc hà sẽ làm trẻ dễ thở hơn.

Tuy nhiên các mẹ không nên quá lạm dụng vì nếu sử dụng tinh dầu bạc hà trẻ có thể sẽ bị bỏng.

Tinh dầu bạc hà có thể chữa ngạt mũi.

4. Kê gối ngủ cho trẻ cao hơn ngày thường và day cánh mũi cho trẻ khi trẻ ngủ:

Khi trẻ bị ngạt mũi, nếu các mẹ vẫn với thói quen để trẻ gối của trẻ thấp, trẻ càng gặp khó khăn hơn khi thở.Vì vậy để dễ dàng hơn cho trẻ, các mẹ hãy kê gối ngủ cho trẻ cao hơn bình thường. Khi trẻ ngủ, các mẹ hãy dùng hai mu bàn tay day nơi 2 cánh mũi cho trẻ, như vậy trẻ sẽ dễ thở hơn.

Ngoài ra để các mẹ giúp trẻ ngăn chặn và phòng tránh ngạt mũi trước khi trẻ rơi tình trạng khò khè khó chịu và viêm mũi. Các mẹ hãy thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lí. Tránh để trẻ sụt sịt và giữ nước mũi trong mũi, các mẹ có thể giúp trẻ hút mũi bằng những dụng cụ có bán sẵn tại các cửa hàng thuốc.

Thuốc tham khảo: Naphazoline 0,05%

-Làm co mạch trong những tình trạng sung huyết cấp khi viêm mũi cấp và mạn tính, viêm xoang.

-Điều trị các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi.

Thùy Linh

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]