Làm sao để bé nhanh biết nói

Trước tiên, ngay từ khi bé còn nhỏ, cha mẹ nên tranh thủ các tình huống thông thường để tự nói hoặc vừa làm vừa nói, tương tự bình luận bóng đá. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5421

- Hãy bắt đầu nói chuyện với con ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Bé chưa chào đời cũng rất thích thú để nghe trò chuyện.

- Trả lời lại những bập bẹ của bé.

- Chơi những trò đơn giản với bé như “ú-òa” hay tiệc sinh nhật.
- Miêu tả cho bé những gì bạn đang làm, những gì bạn nghe được và cảm xúc của bạn trong ngày.

- Nhìn vào những bức ảnh gia đình và nói về chúng.

- Sử dụng cử chỉ kèm với ngôn ngữ.

- Tạo nên những âm thanh hấp dẫn và khuyến khích bé bắt chước: tiếng điện thoại, tiếng ôtô, tiếng con vật (con chó, con mèo). Ví dụ, giả làm con mèo thì kêu “meo, meo”, sau đó làm điệu bộ bằng tay, chu môi cho ngộ nghĩnh.

- Thu âm thanh bé thốt ra, sau đó bật lại để cả hai mẹ con cùng nghe.

- Tạo sự vui thích cho bé trong những tình huống cụ thể, chỉ vào xe đẩy và nói: “A, a xe đẩy”, chỉ vào đồ chơi và reo lên: “Ô, ô đồ chơi”...

- Biểu diễn múa rối cho bé xem.

- Khen ngợi khi bé bập bẹ.

- Chơi cùng bé và tranh thủ nói về đồ chơi hay những trò chơi đang tham gia.

- Đặt cho bé nhiều câu hỏi.

- Cho bé ra ngoài vui chơi bởi khi ấy bạn có thêm nhiều điều thú vị để nói với bé.

- Hát cho bé nghe và nên cho bé nghe nhạc. Bài hát giúp bé học từ mới, luyện kỹ năng nghe, trí nhớ và cách biểu lộ cảm xúc bằng ngôn từ.

Với bé lớn hơn:

- Khi bé nói sai thì không chê bai con mà chỉ nhắc lại câu đó ở dạng đúng.

- Thực hành “hát nối nhịp” mỗi ngày, tức là nếu bạn hát “Một con vịt”, bé sẽ nối “xòe ra hai cái cánh”...

- Mở rộng vốn từ cho bé, chẳng hạn, bé nói: “Sữa”, bạn có thể nói: “Con muốn uống sữa”.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]