Làm sao để biến sự hối tiếc thành bài học kinh nghiệm

Bỏ lỡ một cơ hội phát triển sự nghiệp tuyệt vời, hay làm tổn thương một ai đó, mỗi lần hối tiếc như vậy là một lần chúng ta rút ra được bài học cho mình. Đó là một phần trong cuộc sống của mỗi người. Trong bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu cách để có thể rút ra những kinh nghiệm cho bản thân từ các sai lầm đã qua. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5692
  • 1

    Nên nhớ rằng hối tiếc là một cảm xúc vừa tích cực vừa tiêu cực

    Chắc hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng hầu hết mọi người đều xem hối tiếc là một cảm xúc tích cực. Mặc dù chúng ta thường gộp nó vào nhóm những cảm giác tiêu cực như sợ hãi, tội lỗi, ghen tị hay tức giận. Nhưng thực tế hối tiếc lại thuộc về một mục riêng– tức là trong tình huống này có thể là tiêu cực nhưng lại là tích cực trong trường hợp khác.

    Hối tiếc là một cảm xúc tiêu cực khi bạn bị ám ảnh bởi những gì đã xảy ra trong quá khứ và trong tâm trí cứ lẩn quẩn mong muốn được làm lại từ đầu. Nếu sự hối tiếc ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hiện tại thì bạn nên tìm hiểu tại sao điều đó lại xảy ra và làm thế nào để tiếp tục tiến lên phía trước.

    Đối với phụ nữ, cảm giác hối tiếc về những vấn đề liên quan đến tình cảm trong quá khứ thường khiến họ đau khổ. Do đó, đấu tranh tư tưởng để vượt qua mọi chuyện là việc cần làm. Chẳng hạn như với mối tình thời trung học, bạn nên học cách quên đi và dành trọn tình cảm cho người yêu hiện tại. Còn khi con cái đã trưởng thành và xa gia đình, không nên cứ ngồi trách mình rằng đáng lẽ nên dành nhiều thời gian hơn cho con khi nó còn ở bên cạnh. Bởi cứ sống trong hối tiếc, mọi việc sẽ chẳng bao giờ ổn thỏa hơn được.

  • 2

    Biến cảm giác hối tiếc thành một bài học tích cực

    Sự hối tiếc là một tấm gương chỉ ra cho bạn thấy những việc mình đã làm sai. Và khi muốn thay đổi thì bài học đó sẽ giúp bạn cư xử tốt hơn trong tương lai.

    Mọi cảm giác hối tiếc đều liên quan đến những lựa chọn của mỗi người. Đôi khi bạn đưa ra lựa chọn sai lầm hoặc bị đắm chìm trong suy nghĩ và quá do dự đến nỗi cuối cùng chẳng đưa ra một chọn lựa nào. Trong cả hai trường hợp này, kết quả đều mang tính tiêu cực vì lúc đó giá trị của bạn đều đã bị bỏ qua. Vì vậy cần phải nhìn mọi việc theo hướng tích cực để không chìm trong cảm giác tiếc nuối.

    Đối với hầu hết phụ nữ thì việc đi ngược lại những giá trị cốt lõi về tình yêu và gia đình là khiến họ tổn thương nhất. Nếu khi còn nhỏ, bạn đã học được rằng một cái lò nóng sẽ làm bỏng tay thì bây giờ, bạn cũng cần học cách tránh xa những tình huống có thể gây tổn hại đến mình. Nhưng kinh nghiệm là những bài học cuộc sống quý giá, dạy chúng ta biết cách thay đổi sao cho sống tốt hơn.

    Một khi đã nhận ra những giá trị cốt lõi của bản thân, bạn có thể dễ dàng thấy được mối liên hệ giữa việc bỏ qua các giá trị đó với sự hối tiếc trong quá khứ. Hãy sử dụng bài học kinh nghiệm để tiến lên phía trước và tránh giẫm lên vết xe đổ của mình.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]