Làm sao để biết trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng?

Dấu hiệu của bệnh tật thường được biểu hiện ra bên ngoài vì cơ thể con người là một chỉnh thể hữu cơ, trong ngoài gắn bó. Các bậc cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu thiếu dinh dưỡng ở trẻ để theo dõi và bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho trẻ.

15.5981

Các dấu hiệu trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng

Trẻ chậm lớn, răng mọc không đều, móng tay có màu sắc u ám, da tay nhăn nheo, thô ráp, bị quáng gà, mắt khô. Sức đề kháng kém, hay ốm vặt, trí nhớ giảm – đó là dấu hiệu trẻ bị thiếu vitamin A.

Chân răng và lợi sưng đỏ, dễ chảy máu, da lúc xanh, lúc tím, xuất huyết niêm mạc, đầu lưỡi có những vết nứt sâu, vòm miệng và mặt lưỡi có nhiều mụn nhiệt. Hoạt động dễ mệt mỏi, hay quên, thích sống một mình. Có thể trẻ bị thiếu vitamin C.

Ra nhiều mồ hôi, nhất là trong lúc ngủ, ngủ không yên giấc, tính tình nóng giận thất thường, răng mọc muộn. Ở giai đoạn nặng, xuất hiện những biến dạng ở xương như lép ngực, chân vòng kiềng. Đó là những dấu hiệu thiếu chất canxi ở trẻ em.

Vết thương khó lành, ăn uống kém, thậm chí còn chán ăn thường xuyên, chậm lớn, sức đề kháng giảm, hay bị cảm lạnh, bộ phận sinh dục chậm phát triển... là biểu hiện trẻ đã bị thiếu kẽm. Da trẻ bị ngứa, trẻ hay đưa tay gãi lung tung, tóc khô và dễ gãy, không thích hoạt động vui chơi như các bạn cùng lứa tuổi, đuối sức hay mệt, móng tay mềm, dễ gãy, màu sắc không tươi sáng. Mặt mũi nhợt nhạt xanh xao, đầu óc không minh mẫn, sự chú ý phân tán. Đó là dấu hiệu trẻ đã bị thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu sắt.

Trẻ biếng ăn, tiêu hóa không tốt, phù nề, nấm kẽ chân... biểu hiện ra bằng các triệu chứng: tinh thần rối loạn bất bình thường, đó là dấu hiệu trẻ đã bị thiếu vitamin B1.

Chung quanh vòm miệng thường mọc mụn nhiệt, đầu lưỡi sưng, môi viêm tấy, mắt kết màng, da tay chân nóng. Đó là dấu hiệu trẻ đã bị thiếu vitamin B2.

Nếu thấy trẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu bệnh lý trên thì nên kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám chữa bệnh.

Cho trẻ ăn bổ sung như thế nào để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Khi trẻ bắt đầu tháng thứ 7, ngoài bú mẹ, cần cho trẻ ăn bổ sung (còn gọi là ăn sam, hay ăn dặm) vì thời kỳ này sữa mẹ không đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng đối với sự phát triển của cơ thể trẻ. Cho trẻ ăn bổ sung đúng về thời gian, sẽ giúp trẻ thích ứng dần với các thức ăn, thực phẩm, đồng thời giúp bộ máy tiêu hóa của trẻ hoàn thiện dần từ chế độ ăn lỏng đến đặc cứng. Bữa ăn của trẻ cần có đủ loại thực phẩm như gạo, đậu, thịt, cá, trứng, rau xanh, quả và dầu mỡ. Các loại thức ăn cần xay thành bột, thái nhỏ, nghiền nát, nấy kỹ cho dễ tiêu.

Nguyên tắc cho trẻ ăn cần thực hiện theo trình tự sau

- 6 tháng đầu bú mẹ hoàn toàn.

- Từ tháng thứ 7-12 cùng với sữa mẹ cho trẻ ăn bổ sung: 1-3 bữa bột lúc đầu loãng, sau quấy đặc dần lên.

- Từ 1-2 tuổi: Bú mẹ  cùng với 4-5 bữa cháo đặc.

- Từ 2-5 tuổi: Ở tuổi này có thể cho ăn cùng với gia đình. Mỗi ngày cho ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ (hoa quả, sữa, bánh).

Theo Sức khỏe và Đời sống

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]