Làm sao để dạy bé biết vui cười

Tại sao có những em bé được sống trong điều kiện vật chất đầy đủ, nhưng vẫn không biết cười nói, vui vẻ. Ngược lại, có những em bé luôn toát lên một vẻ hoạt bát, đáng yêu dù cuộc sống không hẳn đủ đầy... Vậy, nguyên nhân do đâu?

15.5678
  • 1

    Tạo không gian cho niềm vui

     
    Một chiếc nôi nhiều màu sắc, những món đồ chơi ngộ nghĩnh... có thể khiến bé cười, nhưng cách làm bé cảm nhận được hạnh phúc đơn giản hơn nhiều: chính là bạn. "Chìa khóa" đầu tiên cho niềm vui của chính là bạn. Một người mẹ lạc quan, dành nhiều thời gian để chơi đùa và truyền cảm hứng cho bé... tất cả những điều đó sẽ là những bước đầu tiên tạo cho con trẻ biết thế nào là niềm vui trong sâu tận tâm hồn.
     
    Vui đùa tạo nên tiếng cười, nhưng chơi với bé để giúp bé phát triển các xúc cảm là cả một nghệ thuật. Chơi - không có nghĩa là làm bạn với những bản nhạc định sẵn, những môn thể thao được lên kế hoạch hay những cuộc chơi đã theo lịch trình sắp đặt trước. Cùng với sự trưởng thành của bé, những trò chơi mang tính chất ngẫu hứng - như xếp hình, vẽ màu...sẽ giúp bản thân bé phát hiện điều gì khiến bản thân vui nhất. Đó chính là cách bạn tạo cho bé không gian của niềm vui.
  • 2

    Giúp bé phát triển tài năng và kỹ năng

     
    Khi bé yêu vấp ngã trong những bước đi chập chững đầu tiên và biết đứng dậy, bé sẽ trải nghiệm niềm vui và kinh nghiệm quý báu về việc đạt được thành công nhờ chính sự nỗ lực của mình. Các nhà tâm lý học cho biết, sự dìu dắt đứng bên và không can thiệp quá sâu vào quá trình bé tự khám phá bản thân và cuộc sống xung quanh sẽ giúp bé biết rằng, bé có quyền đối với chính cuộc sống của mình. Những điều này sẽ góp phần tạo cho bé những quyết tâm trước khó khăn để đạt được niềm vui trong cuộc sống về sau.
  • 3

    Sức khỏe tốt

    Tinh thần và thể chất có sự liên kết chặt chẽ với nhau, và điều kiện căn bản để bé luôn cảm thấy vui vẻ, hứng khởi. Chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn, ngủ, nghỉ, vận động hợp lý cung cấp cho bé nguồn năng lượng dồi dào, giúp bé cảm thấy hoạt bát, mạnh mẽ hơn.
  • 4

    Đế bé đương đầu với khó khăn

    Trong 6 tháng đầu đời, sự phản ứng của cha mẹ với những đòi hỏi của bé đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách sau này của con trẻ. Yêu chiều con là chuyện thường trong mỗi gia đình, nhưng nếu lạm dụng thành nuông chiều, bạn đã bỏ qua những cơ hội vàng để giáo dục trẻ. Đừng cuống lên khi bé chỉ hơi ho, và để bé khóc một chút cũng không phải là điều nguy hại.
     
    Trẻ em cần phải học để đương đầu với những điều không như ý, những chuyện không vui... để bé tự xoay sở và mạnh mẽ hơn trong những tình huống khó khăn, hay nói cách khác, bé sẽ trở nên lạc quan và vui vẻ hơn trước cuộc sống.
  • 5

    Để bé tự do thể hiện cảm xúc

     
    Luôn khuyến khích bé thể hiện cảm xúc thật của mình, và các bà mẹ cưng chiều con đừng quá hoảng hốt khi bé có những biểu hiện tiêu cực. "Bé nào có những lúc quá nhạy cảm, hồi hộp, thậm chí bực tức, cáu gắt... đó là chuyện bình thường và trẻ em cần được biết rằng những chuyện buồn cũng là một phần của cuộc sống, và những xúc cảm không vui không nên dồn nén mà phải được bộc lộ ra ngoài để giải tỏa một cách hợp lý".
     
    Hãy để trẻ trải nghiệm những cung bậc xúc cảm của cuộc sống, bao gồm cả những nỗi buồn.
  • 6

    Hãy là một hình mẫu tốt

    Dù có làm tốt 5 điều trên, mà bạn hay những người thân trong gia đình không phải là một mẫu hình tốt, thì việc nuôi dạy bé trở thành một em bé vui vẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
     
    Trẻ em vẫn luôn lấy cha mẹ làm hình mẫu, và bắt chước những trạng thái cảm xúc của những người xung quanh. Khi bạn cười, bé sẽ cười theo; và ngược lại, nếu bạn hay nóng giận vô cớ, bé cũng sẽ bị nhiễm thói xấu này. Đem những áp lực, buồn bực trong cuộc sống, công việc, những quan hệ cá nhân... thể hiện trước mặt bé sẽ dễ dàng biến con trẻ trở nên cáu bẳn, cục tính, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến căn bệnh tự kỷ.
     
    Hãy là một bà mẹ lạc quan và vui vẻ, nếu muốn dạy cho bé làm thế nào để trở nên hạnh phúc.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]