Làm sao để dạy trẻ biết 'chịu đựng gian khó'

Ở nhiều quốc gia phát triển, các bậc phụ huynh rất coi trọng huấn luyện cho trẻ biết cách tự lo liệu, biết chịu gian khổ. Bởi sau này, chúng sẽ phải sống trong một xã hội cạnh tranh, đầy áp lực. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5925
  • 1

    Mỹ

    Cha mẹ đều cho trẻ nhận thức được giá trị lao động từ khi còn rất nhỏ. Một số trường học công lập ở miền Nam nước Mỹ còn dạy cho trẻ có khả năng sống một mình, thích ứng xã hội, thậm chí đề ra quy định: Học sinh không cần làm luận văn, chỉ cần có thể tự sống một mình trong 1 tuần là sẽ được tốt nghiệp. Tuy điều kiện tương đối hà khắc nhưng ngược lại, học sinh thu hoạch được không ít kết quả. Cha mẹ hoàn toàn ủng hộ cách làm này, không có ai gây trở ngại hoặc tỏ thái độ phản đối. Học sinh trung học ở Mỹ còn có câu khẩu hiệu: “Muốn tiêu tiền thì phải tự kiếm”.

    Thanh thiếu niên Mỹ bắt đầu kiếm được tiền từ khi còn nhỏ, bất kể gia đình giàu có, khá giả hay con nhà nghèo. Con trai sau 12 tuổi biết kiếm tiền bằng việc cắt cỏ, đưa báo, con gái thì làm công việc của bảo mẫu nhỏ tuổi... Cô bé Jeny Park 14 tuổi cứ thứ 7 hàng tuần đến nhà hàng làm nhân viên phục vụ. Mẹ cô bé nói: “Con có thể ở nhà giúp mẹ và con cũng sẽ được lĩnh khoản tiền tương đương” nhưng Jeny cảm thấy nhận tiền của mẹ thì thật không phải và cô bé quyết định ra ngoài kiếm tiền để chứng tỏ bản thân có khả năng tự lập.

  • 2

    Thụy Sĩ

    Ở Thụy Sĩ, cha mẹ không muốn là chỗ cho con mình ỉ lại nên ngay khi con còn nhỏ, họ đã huấn luyện cho con có ý thức tự lập. Với những cô bé 16 - 17 tuổi, sau khi tốt nghiệp cấp 2 đã được đưa đến các gia đình để giúp việc nhà. Buổi sáng lao động, buổi chiều đi học. Các bé gái ở vùng ngôn ngữ này sẽ được đến vùng khác để vừa có thể rèn luyện khả năng lao động, vừa phát huy được kỹ năng ngôn ngữ bởi ở Thụy Sĩ có vùng nói tiếng Đức, có vùng lại nói tiếng Pháp.

  • 3

    Đức

    Các bậc phụ huynh người Đức không bao che cho việc làm của con trẻ. Pháp luật còn quy định, trẻ con đến 14 tuổi phải thực hiện một số nghĩa vụ cho gia đình. Ví như đảm nhiệm việc đánh giày cho cả nhà. Làm thế không những dạy cho con có khả năng lao động mà còn huấn luyện trẻ có trách nhiệm với xã hội.

  • 4

    Nhật Bản

    Người Nhật có câu: “Trừ ánh sáng Mặt trời và không khí là quà tặng của thiên nhiên ban tặng, còn lại tất cả đều phải do quá trình lao động mới có được”. Rất nhiều học sinh Nhật Bản ngoài giờ lên lớp đều phải tham gia kiếm tiền bên ngoài. Sinh viên đại học, kể cả sinh ra trong các gia đình khá giả, đều tích cực tham gia phong trào “học tranh thủ, kiếm thêm tiền”. Họ biết xin làm ở các nhà hàng, từ bưng bê, rửa bát, làm nhân viên bán hàng, cho tới chăm sóc người già ở viện dưỡng lão, làm gia sư… để kiếm tiền nộp học phí. Cha mẹ đã truyền cho con mình tư tưởng “không làm phiền người khác” từ lúc còn rất nhỏ. Cả nhà đi du lịch, bất kể là người lớn hay trẻ em, mỗi người phải tự đeo một balô. Người khác hỏi tại sao làm như vậy, cha mẹ nói rằng: “Đồ của con thì chúng nên tự mang theo”.

  • 5

    Canada

    Để huấn luyện cho con cái có bản lĩnh trong cuộc sống sau này, người ta bắt đầu luyện cho con khả năng tự lập từ rất sớm. Một gia đình có cha là nhà báo với 2 đứa con đang học tiểu học, sáng nào bọn trẻ cũng đi từng nhà để đưa báo. Nhìn chúng chăm chỉ đi phát báo, ông bố ấy rất tự hào: “Công việc đó không hề dễ dàng, chúng phải dậy rất sớm, cho dù trời gió hay trời mưa cũng phải đi phát báo nhưng chưa bao giờ có chuyện đưa muộn”.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]