Làm sao để dạy trẻ sống ngăn nắp?

Ngăn nắp là cách sống khoa học và cũng là một trong những cách để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường có thói quen vứt lung tung các đồ chơi, đồ dùng học tập, quần áo... Sở dĩ trẻ có thói quen xấu như vậy là do trẻ không ý thức được việc làm của mình và không được cha mẹ hướng dẫn cách sống ngăn nắp, gọn gàng ngay từ nhỏ.

15.5916
  • 1

    Hình thành ý thức ngăn nắp cho trẻ từ khi còn nhỏ

    Khi trẻ bắt đầu biết nhận thức về hành vi của mình, cha mẹ nên dạy trẻ hình thành thói quen này. Thông thường, trước 3 tuổi bé rất hay để ý đến các hành động, việc làm của cha mẹ và bắt chước theo. Lúc này, bạn nên khuyến khích trẻ bắt chước những hành vi tốt, nhưng không nên ép buộc vì bé chưa thể hiểu hết được những hành vi của mình.
     
    Khi trẻ đã lớn hơn, hãy giải thích cho bé hiểu những ích lợi của việc sống ngăn nắp, gọn gàng. 
     
  • 2

    Hướng dẫn trẻ cách thực hiện

    Để tạo hứng thú cho con, bố mẹ nên cùng trẻ tham gia và hưởng ứng việc làm của bé. Trước hết, bố mẹ nên làm mẫu và sau đó hướng dẫn để bé thực hành. Mới đầu còn chưa quen nên bé sẽ làm chưa được tốt. Lâu dần, trẻ sẽ thực hiện một cách thành thạo các công việc sắp xếp đồ đạc như: gập chăn, màn, quần áo, xếp gọn gàng đồ dùng học tập, đồ chơi... của bé. Cha mẹ hãy thường xuyên ở cạnh để nhắc nhở và trợ giúp bé nếu cần.
     
    Việc cha mẹ là tấm gương tốt về thực hiện lối sống ngăn nắp, gọn gàng sẽ giúp trẻ tiếp thu và có ý thức thực hiện một cách nhanh chóng.
  • 3

    Giao trách nhiệm cho trẻ

    Giao trách nhiệm để trẻ có ý thức trong việc giữ gìn phòng ở gọn gàng và sạch sẽ. Chúng ta có thể giao cho bé một số việc nhẹ nhàng như: dọn đồ chơi, đồ dùng học tập đúng nơi quy định, lau nhà, quét nhà, dọn dẹp phòng ngủ… những công việc này vừa với sức của bé. Từ những việc cụ thể này, tính cách gọn gàng, ngăn nắp của bé sẽ được hình thành.
     
    Khi bé đã thực hành thành thạo các công việc cũ, bạn có thể hướng dẫn trẻ tiếp cận với các công việc mới, ở mức khó hơn, tạo hứng thú cho trẻ trong công việc.
     
    Lưu ý: Các công việc này cần được trẻ duy trì một cách thường xuyên để tạo thói quen cho trẻ
  • 4

    Khen, thưởng kịp thời

    Đó là điều bé xứng đáng được nhận khi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Thay vì ép buộc bé, bạn hãy khuyến khích, động viên tinh thần trách nhiệm của bé. Đây là động lực giúp con nỗ lực học hỏi và phấn đấu hoàn thành. Chúng ta có thể thưởng cho con những món ăn mà trẻ yêu thích như: bim bim, kẹo chíp chíp; đồ chơi; đi bơi, công viên, đi đu quay..., hoặc đơn giản là những lời khen ngợi. Qua đó, bé sẽ cảm nhận được việc làm của mình có ích và hứng thú khi thực hiện.
     
    Tuy nhiên, cha mẹ không nên thường xuyên tỏ thái độ không vừa ý như: càu nhàu, la mắng, phạt khi trẻ vứt bừa bãi đồ chơi, quần áo một cách bừa bãi. Điều này sẽ khiến con trở nên chán nản và đôi khi còn làm tổn thương đến trẻ, gây áp lực, thậm chí hình thành sự đối kháng của bé đối với cha mẹ.
     
    Bé sẽ tỏ ra biết lắng nghe, nếu bố mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo mỗi khi trẻ làm sai. Cha mẹ hãy kiên trì để trẻ dần dần làm quen với lối sống ngăn nắp này.
     
  • 5

    Đánh giá kết quả công việc của bé theo tuần

    Sau khi đã hướng dẫn trẻ cách sắp xếp đồ đạc một cách ngăn nắp, mỗi tuần bạn cần dành 5-10 phút để trò chuyện với con về những gì bạn hài lòng cũng như những gì mà bé cần cố gắng thêm.
     
    Hãy nhớ rằng, thỉnh thoảng cần nhắc lại cho con về các bước sắp xếp đồ đạc, đừng nổi nóng nếu sau 1-2 tuần mà bé vẫn chưa biết sắp xếp các đồ đạc đúng chỗ.
     
    Dạy cho con biết cách sống ngăn nắp, gọn gàng đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, vì thế bạn đừng sốt ruột khi trẻ chưa thực hiện được mong muốn này của bạn.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]