Làm sao để dạy trẻ tính san sẻ

Ngay dù cho trẻ mới biết đi lẫm chẫm thì việc đưa một món đồ chơi cho đứa trẻ khác hay khi người lớn muốn xem món đồ chơi ấy vẫn được xem là cần thiết. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5949
  • 1

    Hãy bắt đầu khi trẻ còn nhỏ

    Không có gì khó hiểu khi một đứa trẻ 2 tuổi cáu giận khi phải chia sẻ đồ chơi của nó thì việc giáo dục tính san sẻ ngay từ khi còn nhỏ là điều rất đáng làm. Có thể mất ít lâu trước khi trẻ thấy thoải mái với việc đưa cho ai một món đồ, vậy nên bạn đừng chần chừ gì nữa.

  • 2

    Đơn giản với bước đầu

    Tốt nhất là nên giới hạn hơn là mong muốn trẻ sẽ cho phép bất kỳ ai đụng vô bất cứ vật gì trong phòng hay đồ chơi của chúng. Khuyến khích trẻ đưa một cuốn sách hay món đồ chơi cho khách chẳng hạn. Khi được trả lại món đồ nguyên vẹn, trẻ sẽ học được niềm tin rằng một món đồ nào đó quý hơn cũng sẽ được hoàn trả như vậy, và như thế chúng sẵn sàng san sẻ hơn.

  • 3

    Thưởng cho thái độ hay hành vi rộng rãi

    Bằng lời khen như "Giỏi lắm!" hay "Ba/mẹ rất vui khi thấy con cho em mượn món đồ chơi ấy", sẽ củng cố nhiều hơn suy nghĩ rộng lòng ở trẻ. Đôi khi tính sở hữu ở trẻ quá mạnh thì bạn có thể dụ bằng một phần thưởng cụ thể như nếu cho em mượn cái xe thì ba/mẹ sẽ mua kem cho con chẳng hạn.

  • 4

    Chỉ cho trẻ những tấm gương chia sẻ

    Bạn có thể tìm thấy trên truyền hình, video, sách truyện… Đặt cho trẻ câu hỏi và đề nghị trẻ cho biết cảm tưởng trước những hành động hào hiệp sẽ giúp trẻ phần nào cảm nhận sâu hơn sự san sẻ ấy.

  • 5

    Làm gương cho trẻ

    Bạn sẽ là tấm gương tốt nếu sẵn lòng cho bạn bè hay khách mượn một món đồ nào đấy. Hãy cho trẻ thấy hành động san sẻ ấy ngoài đời thực mà gần gũi nhất chính là bạn. Kế đó, bạn có thể khiến trẻ nhập tâm và hướng đến hành động tốt này bằng các bình luận như: “Mẹ cảm thấy vui khi dì Hoa dùng cái máy sấy tóc của mẹ”, hoặc khi bạn mượn vật gì từ ai đó, hãy nhấn mạnh lòng biết ơn của bạn cho trẻ hay và vì lợi ích sau này chúng thu được: “Bà Tư hàng xóm thật tốt bụng khi cho nhà mình mượn cái nồi hầm, nhờ đó nhà mình dôi ra ít tiền trong lúc ba chưa lãnh lương”.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]