Làm sao để dạy trẻ tính tự giác?

Việc tập cho trẻ có những hành động tự giác ngay từ nhỏ, bắt đầu từ những việc đơn giản nhất, chính là biện pháp tốt nhất để gieo vào tâm hồn các em ý thức tự chủ trong mọi hành vi ứng xử sau này. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.6522
  • 1

    Khi nào có thể dạy trẻ tính tự giác

    Chúng ta đã biết là ý thức về bản thân được hình thành từ khi trẻ đi những bước chập chững để từng bước khám phá thế giới chung quanh lúc trên 1 tuổi. Nhưng sự nhận thức về cái Tôi – phân biệt được bản thân, biết rõ về sơ đồ cơ thể thì chỉ khi đến 3 tuổi, trẻ mới có được sự nhận biết rõ rệt nhất – Trẻ mới biết nói không, thậm chí còn hơi bị…nhiều khi cái gì cũng…không, dù sau đó nếu mẹ cất đi không cho thì lại…khóc!

    Vì vậy, để có sự tiếp nhận tốt nhất những hướng dẫn nhằm giúp trẻ hành động và ý thức về tính tự giác, thì các bậc cha mẹ nên bắt đầu trong giai đoạn xung quanh 3 tuổi.  Trong giai đoạn này, trẻ đã bớt dần tính ái kỷ, là tính chỉ biết có mình và suy nghĩ “cái gì trong tay ta là của ta.” Trẻ bắt đầu mở rộng mối quan hệ với những trẻ khác, biết quan tâm đến những người và sự kiện xung quanh mình, biết chơi chung với bạn bè. Vì vậy việc cho trẻ đi học là cần thiết. Đây cũng là thời điểm thích hợp để giúp trẻ có được những ý thức về tự giác và bắt đầu có sự phát triển về trí tuệ cảm xúc (EQ) cũng như về tư duy logic.

  • 2

    Làm sao để dạy trẻ tính tự giác?

    Chúng ta hãy biến những hoạt động mang tính bổn phận thành những trò chơi – mà đối với trẻ em, thì trò chơi chính là các hoạt động rất nghiêm túc! Vì thế khi chúng ta chơi trò “mèo con rửa mặt” hay “thỏ mặc quần áo nhanh”  hoặc “xem ai nhanh hơn” .v.v. là chúng ta đang “làm việc” với trẻ hay đang “dạy” trẻ một cách nghiêm túc đấy!

    Không phải chỉ biến việc dạy trẻ thành trò chơi là đã xong, để rồi trẻ muốn chơi sao thì chơi. Mà việc giúp trẻ hình thành ý thức tự giác vẫn đòi hỏi một số những nguyên tắc. Trước hết, đó là chúng ta để cho trẻ quyền chọn lựa, không phải là chọn lựa giữa cái không và cái có mà là chọn lựa giữa việc thực hiện như thế này, hay thực hiện như thế kia. Sau đó trong giai đoạn đầu, chúng ta cũng cần biết cách “tập huấn” cho trẻ theo từng bước, hướng dẫn cho trẻ làm những động tác cơ bản nhất.

    Khi trẻ đã làm được thì có hai điều mà phụ huynh cần lưu ý: Hãy để cho trẻ tự làm, thậm chí có thể có những sai sót vì có như thế, trẻ mới biết rút kinh nghiệm và cho dù thời gian có dài gấp đôi nhưng chúng ta cũng nhất quyết là không nên can thiệp vào. Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc dạy trẻ thất bại, vì cha mẹ thường không chịu nổi sự chậm chạp và vụng về của trẻ, để rồi “ra tay” hoàn tất công việc trong tích tắc, thay vì phải chứng kiến sự rề rà của trẻ.

    Một yếu tố cần thiết nữa, đó là tính nhất quán – Trẻ không thể hình thành sự tự giác, nếu các hoạt động thường xuyên thay đổi về thời gian và cách thức. Vì vậy, hãy có thời khóa biểu sinh hoạt trong ngày cho trẻ, và cả nhà phải tôn trọng và tuân thủ thời khóa biểu này cùng với trẻ.

    Một trong những biện pháp nâng cao “kỹ năng” là cho trẻ từng bước tham gia vào các hoạt động trong gia đình, như trong việc dọn dẹp, làm bếp, lau nhà, giặt quần áo..v.v. Chúng ta có thể nhờ bé làm một số việc lặt vặt, vừa làm vừa hướng dẫn  thêm cho bé. Dĩ nhiên điều đó sẽ làm cho chúng ta mất thì giờ hơn, mệt hơn… Nhưng có hoạt động huấn luyện nào mà không mất thì giờ và công sức không?

  • 3

    Dạy trẻ tính tự giác trong bao lâu?

    Chắc hẳn là chúng ta sẽ tự nhủ, chuyện dạy trẻ những việc như đánh răng, rửa mặt, xếp quần áo, giữ bàn học gọn gàng ..v.v. là những chuyện nhỏ, dạy qua vài lượt là trẻ phải nhớ chứ. Điều này đúng, nhưng chưa đủ vì trước hết, có những bé nhạy bén, tiếp thu nhanh “ Thông minh vốn sẵn tính trời” nhưng cũng có những bé chậm chạp, rề rà hay vô tư, dạy trước quên sau. Vì thế, việc tập cho trẻ cũng phải tùy theo khả năng của từng em mà nhanh chóng hay phải kéo dài. Nhưng dù sao thì việc dạy trẻ cũng phải mang tính thường xuyên, từng bước một và luôn luôn cần được động viên, nhắc nhở.

    Để hình thành một tính cách, chắc chắn không thể là những tác động kiểu “mì ăn liền” mà là một quá trình giáo dục tiệm tiến, đi từ những chuyện nhỏ, kéo dài từ năm này qua năm khác. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta cứ phải kè kè theo trẻ, hướng dẫn cho trẻ hết chuyện này sang chuyện khác, mà trong các năm tháng tiếp theo chỉ là sự quan tâm mang tính giám sát, hỗ trợ và đồng hành cùng trẻ.

    Mời các bạn xem lip sau để hiểu rõ hơn về cách dạy trẻ ý thức tự giác trong cuộc sống:

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]