Làm sao để để trẻ có hàm răng chắc khỏe

Vào khoảng 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên, cho đến 5-6 tuổi bắt đầu thay răng. Không cần đánh răng, thường xuyên cho trẻ ngậm kẹo, không khám răng khi trẻ bị sâu răng, viêm răng lợi, không chăm sóc khi trẻ thay răng… vì cho rằng răng sữa… “đằng nào chả thay”.

0
  • 1

    Quá trình mọc răng sữa ở trẻ

    Răng đã được hình thành ngay từ tuần thứ bảy sau khi có thai, nhưng chỉ mọc khi trẻ 6-8 tháng tuổi. Đầu tiên, các răng cửa hàm dưới xuất hiện, rồi đến hàm trên. Tiếp theo là các răng cạnh răng cửa hàm trên và hàm dưới; rồi các răng gốc thứ nhất hàm trên và những răng ở vị trí tương tự hàm dưới và cuối cùng là các răng gốc thứ hai hàm trên và hàm dưới.

    Quá trình mọc răng sữa thường được hoàn thiện đến khi trẻ 2 tuổi, nhưng cũng có khi muộn hơn. Khi trẻ có đầy đủ răng có nghĩa là cơ thể đã chuẩn bị sẵn sàng để nhai thức ăn như người lớn. Người lớn có 32 răng cố định. Ở trẻ em chỉ có 20 răng sữa.

    Khi mọc răng, phần lớn trẻ có biểu biểu hiện sốt nhẹ, tiêu chảy quấy khóc, bỏ ăn hoặc ăn ít... Đó chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường, xuất hiện khi chiếc răng đang tách lợi để mọc lên. Lợi ngứa, nứt ra khiến trẻ bị đau, muốn cắn, nhai đồ vật xung quanh,… Cha mẹ không nên lo lắng, khoảng 2-3 ngày sau, khi những chiếc răng mới nhú lên các biểu hiện đó sẽ giảm và mất hẳn.

  • 2

    Chăm sóc răng sữa

    Ngay khi trẻ mọc 2 răng cửa đầu tiên, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng bàn chải nhỏ, mềm vào buổi sáng và tối, không cần dùng kem đánh răng. Đơn giản hơn có thể dùng gạc mềm vệ sinh răng, rơ lưỡi cho trẻ.

    Trẻ từ 1 tuổi rưỡi, răng sữa đã mọc gần hết cần thường xuyên đánh răng cho trẻ bằng bàn chải nhỏ và mềm, có thể sử dụng kem đánh răng dùng riêng cho trẻ em. Khi sử dụng cần làm theo hướng dẫn ghi trên vỏ hộp kem đánh răng. Không cho trẻ sử dụng chung bàn chải với các trẻ em khác. Cha mẹ nên cùng trẻ chải răng để giúp trẻ quan sát và làm theo đúng cách.

    Ngoài ra để phòng ngừa nguy cơ bị sâu răng, nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều loại đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, nước hoa quả nhiều đường,… Đối với trẻ trên 3 tuổi có thể hướng dẫn trẻ biết cách súc miệng sau bữa ăn và chải răng thường xuyên sáng và tối.

  • 3

    Chú ý khi trẻ thay răng

    Quá trình thay răng bắt đầu từ 5 -14 tuổi. Đối với trẻ nhỏ, giai đoạn thay răng là rất quan trọng, thậm chí còn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ: sợ hãi khi thấy răng bị chảy máu và rụng mất, thắc mắc, lấy tay vặn vẹo những chiếc răng lung lay,… nếu cha mẹ không chú ý giải thích hay hướng dẫn trẻ.

    Răng của trẻ sẽ được thay theo thứ tự: bắt đầu là răng cửa, răng nanh và cuối cùng là răng hàm. Đầu tiên 2 răng cửa hàm dưới sẽ được thay trước, tiếp đó là 2 chiếc răng cửa của hàm trên và những chiếc răng kế tiếp.

     Khi bước vào giai đoạn thay răng, trẻ thường cảm thấy khó chịu do lợi bị đau, chảy máu, và cảm giác trống trải, thiếu hụt của chiếc răng đã bị thay đi khiến trẻ không thoải trong khi nhai và nghiền thức ăn. Một số trẻ vì thế mà trở nên lười ăn.

    Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu tiếp thu được kiến thức nên cha mẹ có thể giải thích cho trẻ thay răng là hiện tượng sinh lý bình thường, thay răng sẽ giúp trẻ “có hàm răng chắc khỏe hơn” và hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng để không bị sâu răng, nhắc nhở trẻ không di lưỡi hoặc dùng lưỡi đẩy những chiếc răng lung lay, vì như thế sẽ có thể làm biến dạng hình dáng của hàm răng, khiến răng bị vẩu, phát triển lệch lạc, mọc chen chúc hoặc không đều. Không nên để trẻ có những thói quen xấu như mút tay, thở miệng, đẩy lưỡi, chống cằm, nghiến răng, cắn chặt răng...

    Phải mất một khoảng thời gian răng lung lay rồi mới rụng, thời gian này trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn, do đó trong giai đoạn thay răng không nên cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, khó nhai, kẹo dẻo… Nếu trẻ cảm thấy khó nhai hay đau lợi hãy cho trẻ  ăn các thức ăn mềm, hầm nhừ, cháo hoặc các món súp, uống nước hoa quả,…

    Nếu trẻ có biểu hiện sâu răng hoặc bị viêm răng lợi cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa răng để khám và điều trị.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]