Làm sao để giảm cơn bực tức của bé

Có những thời điểm, bạn cảm thấy rất mệt mỏi vì bé bỗng dưng "dở chứng". Nói nặng không nghe, nói nhẹ chẳng được. Đôi lúc bạn cảm thấy mất bình tĩnh và bất lực với con. Xin đưa ra một số phương pháp để giảm bực tức của bé. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5859
  • 1

    Hãy bình tĩnh

    Khi bé giận và bạn chưa biết lý do, đừng vội quát mắng trẻ. Việc quát mắng sẽ khiến bé càng tủi thân, có khi còn gào thét, đập đồ đạc. Bé sẽ nghĩ rằng bố mẹ không hiểu bé. Bạn hãy im lặng hoặc ôm bé để cơn giận của bé nguôi ngoai sau đó nhẹ nhàng hỏi chuyện và phân tích cho bé đúng sai.

  • 2

    Nhận lỗi nếu sai

    Bố mẹ sai cũng phải xin lỗi và phải xin lỗi một cách chân thành. Sau đó, phân tích cho con lý do tại sao người lớn lại làm thế và sẽ rút kinh nghiệm.

  • 3

    Công bằng

    Nếu nhà bạn có thêm trẻ, hãy giúp hai bé xích lại gần nhau và đối đãi công bằng với cả hai. Tương tự khi có các bé khác xung quanh, bạn cũng đối xử công bằng với tất cả, bé sẽ không thấy ghen tỵ và tủi thân.

  • 4

    Không chiều chuộng

    Nếu bé đòi hỏi không hợp lý, hãy học cách phớt lờ. Bé giận bạn cũng mặc kệ, đừng đáp ứng. Sau khi bé hết giận, bạn hãy nhỏ nhẹ phân tích cho bé hiểu hơn về yêu cầu đó bất hợp lý thế nào.

  • 5

    Đừng ép bé

    Nhiều khi, bạn hãy cho phép con được làm điều chúng thích để khuyến khích con phát triển tự nhiên. Hơn nữa, các bé cũng cần có thời gian hoạt động, vui chơi và khám phá bản thân. Luôn áp đặt con vào "vòng tròn" bố mẹ vẽ ra có thể sẽ gây rất nhiều phản ứng tiêu cực.

  • 6

    Tạo môi trường sống vui vẻ

    Cuộc sống gia đình hòa thuận và vui vẻ là môi trường rất tốt cho các bé phát triển tâm lý.

  • 7

    Không mắng bé nơi đông người

    Nếu bé giận dỗi trước đám đông thì bạn cũng đừng làm to chuyện ngay tại đó. Bế hoặc dắt bé tới một nơi vắng vẻ và yên tĩnh hơn để hỏi han, phân tích cho bé những điều nên và không nên. Di chuyển địa điểm sẽ giúp bé có thời gian "hạ hỏa" và khiến bé không bị xấu hổ trước mọi người khi bị la mắng.

  • 8

    Đánh lạc hướng

    Khi đang giận, bạn hướng sự chú ý của bé vào điều mà bé thích, bé sẽ dễ dàng quên ngay cơn giận. Ví như, có thể nói: Ô kìa, tới phim hoạt hình Tom & Jerry rồi.

  • 9

    Lắng nghe

    Hãy lắng nghe tường tận những gì con nói, khuyến khích bé kể các câu chuyện ở lớp, ở trường hay khi chơi cùng bạn bè. Bạn sẽ hiểu hơn về thế giới của con.

  • 10

    Xây dựng lòng tự tin cho con

    Khi bé giận dỗi vì bị trêu chọc, hãy cho bé biết rằng, mọi người có quý mến bé thì mới trêu vui bé. Bạn cũng nói cho bé về những thế mạnh của mình để bé không cảm thấy tự ti trước bạn bè. Ví như: Mẹ biết, bạn Tíu rất giỏi môn Văn nhưng con lại vẽ đẹp hơn bạn ấy, bạn Tồ cao to nhưng con của mẹ cũng cực kỳ dũng cảm... Bạn cũng đừng tiếc lời khen ngợi khi bé làm được việc tốt.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]