Làm sao để giảm nguy cơ đột quỵ não?

Mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ và gần 100.000 người tử vong do căn bệnh này.

15.4749

Đột quỵ đứng hàng thứ hai về nguyên nhân gây tử vong và thứ nhất về nguyên nhân gây tàn tật ở người. Bệnh nhân có thể bị di chứng nặng nề như liệt, nói ngọng, méo miệng, bại não... và đột quỵ lần sau thường nặng hơn lần trước.

Đột quỵ não gồm hai dạng: nhồi máu não (chiếm 85%) và xuất huyết não (chiếm 15%). Xuất huyết não xảy ra rầm rộ, ồ ạt khi máu từ mạch máu não tràn vào nhu mô não. Còn nhồi máu não diễn biến âm thầm, nhưng không ngừng tiến triển, gây nên phù não không kém gì xuất huyết não.

Ảnh minh họa.

Đột quỵ não thường gặp ở những người mắc các bệnh nguy cơ như: tăng huyết áp , đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch,... Dấu hiệu để nhận biết cơn đột quỵ sắp xảy ra là người bệnh đột nhiên bị giảm thị lực, nói khó; yếu hoặc liệt hẳn một bên tay, chân, liệt nửa người, chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu không rõ nguyên nhân,…

Để giảm nguy cơ đột quỵ , người bệnh cần kiểm soát tốt các nguyên nhân và thay đổi chế độ sinh hoạt dinh dưỡng. Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần nhằm sớm nhận biết các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, đường huyết…

Những yếu tố nguy cơ này sẽ được giảm bớt một cách tối đa bằng các thuốc điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn mặn, bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết từ thực phẩm như rau, củ, quả. Tránh uống rượu, bia, nên duy trì tập thể dục nhằm tăng cường sức khỏe cho bản thân.

AloBacsi.vn
Theo Đức Huy - Sức khỏe và Đời sống
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]