Làm sao để gieo trồng sứ Thái bằng hạt

Sứ Thái có thể nhân giống bằng nhiều cách như bằng cách giâm cành (như bạn đã từng làm) bằng cách triết (bó bầu) bằng cách ghép hay gieo bằng hạt đều được cả. Đúng như bạn nói, có lẽ do đơn giản, dễ làm nên đa số người chơi trong dân gian thường thích cách nhân giống bằng phương pháp giâm cành. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

0

Với những cây sứ Thái có lẽ do ít ra trái nên cách giâm bằng hạt ít được chú ý, thường chỉ những người chơi chuyên nghiệp muốn tạo ra những cây có tính chất độc đáo, các cơ sở sản xuất giống hoặc các nghệ nhân, các nhà tạo giống muốn lai tạo ra giống sứ mới, người ta mới áp dụng cách nhân này.

  • 1

    Sau khi thụ phấn, bầu não sẽ phát triển thành trái, trái sứ đa số mọc thành từng cặp giống như trái đậu đũa hay trái mai chiếu thủy. Từ khi thụ phấn cho đến lúc trái chín có thể thu hạt để gieo vào khoảng 80 - 90 ngày (tùy theo giống và vụ mùa trong năm…)

  • 2

    Hạt sứ có đặc điểm là trên đầu chúng có hai chùm lông mịn, giúp hạt phát tán bay đi xa khi trái chín bung bỏ, vì thế muốn thu giữ được hạt của chúng thì khi thấy trái gần chín bạn phải lấy bao nilông chùm kín hết trái hoặc lấy dây cuốn quanh cột trái lại không cho vỏ trái bung ra. Sứ có rất nhiều hạt, thông thường có khoảng trên dưới 100 hạt, nhưng cá biệt cũng có những giống cho tới vài trăm hạt.

  • 3

    Sau khi thu hái phơi khô hạt trên mẹt, giần, sàng hoặc chậu nhựa có lót giấy báo (tránh phơi trực tiếp trên sàn gạch, sàn xi măng ) phơi khoảng vài nắng cho hạt thật khô là có thể gieo được. Nếu chưa cần gieo ngay nên gói hạt trong giấy vỏ bao xi măng cho vào trong keo thủy tinh đậy kín, hoặc đặt ở ngăn lạnh của tủ lạnh để bảo quản.

  • 4

    Hạt sứ nhỏ dài, trên hạt có 2 chùm lông tơ ở hai đầu, khi gieo phải dứt bỏ hai chùm lông này. Trước khi gieo cần ngâm hạt trong nước ấm từ 7 - 8 tiếng để hạt hút đủ nước. Có thể gieo hạt trong khay, trong chậu (có đục lỗ thoát nước) khay chuyên dùng có nhiều gốc riêng biệt….

    Tuy nhiên, để thuận tiện và đảm bảo đạt tỷ lệ cây sống cao do phải bứng đi bứng lại nhiều lần, bạn nên gieo vào bầu có chứa hồn hợp đất phân được chuẩn bị sẵn (gồm 2 phần tro chấu + 1 phần cám sơ dừa hay mùn cưa và 1 phần phân chuồng mục) giống như bầu đất dùng để gieo ương cây con cà chua, ớt, bầu bí giống… Khi gieo đặt hạt nằm ngang, gieo xong phủ lên phía trên hạt một lớp tro trấu hoặc hỗn hợp đất phân như đã nói ở trên.

  • 5

    Xong xuôi xếp bầu vào một khu vực có mái nilông màu trắng che mưa, rồi dùng bình xịt phun nước cho đất màu đủ ẩm, nhớ định kì phun nước để cho bầu nước thường xuyên ẩm, giúp hạt có đủ nước để nẩy mầm. Sau khi gieo khoảng 2 - 3 ngày là hạt nảy mầm thành cây sứ non. Khi cây con được khoảng 1,5 -2 tháng tuổi thì chuyển cây con sang trồng ở những chậu nhỏ phù hợp và đưa dần cây ra chỗ có nhiều ánh nắng.

  • 6

    Ngoài dinh dưỡng, cây hút được từ hỗn hợp đất trồng, cứ khoảng nửa tháng phun một đợt phân bón qua lá (loại có tỉ lệ NPK là: 30-10-10) để giúp cây con tăng trưởng nhanh.

  • 7

    Với cây sứ trồng từ hạt, có thân, rễ non rất yếu ớt, dễ bị bệnh gây thối gốc, thối rễ gây hạn nhất là khi tưới quá nhiều nước, vì thế tuyệt đối không được để bầu sứ, chậu sứ đọng nhiều nước và phải kiểm tra thường xuyên, nếu phát hiện cây chớm bị bệnh cần phải hạn chế nước và phun thuốc kịp thời cho cây.

    Ở giai đoạn này, cây sứ con cũng thường dễ bị sâu sám cắn ngang gốc cây và sâu xanh có màu rất giống thân cành cây sứ ăn cụt lá, mỗi khi chăm sóc cây cần quan sát kĩ nếu thấy sâu phải bắt diệt ngay.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]