Làm sao để hạn chế nói lời xin lỗi

Nếu bạn làm sai, tất nhiên bạn cần xin lỗi; lời xin lỗi chân thành được nói đúng lúc sẽ luôn có ý nghĩa, và có giá trị với chính bản thân bạn nữa. Nhưng nếu bạn liên tục để phải xin lỗi hay lạm dụng điều này, chúng sẽ trở thành điểm trừ lớn trong cách sống và cách cư xử của bạn đấy.

15.5827

Vậy làm sao để tránh phải nói xin lỗi quá nhiều?

  • 1

     Nên biết lắng nghe

    Nếu bạn muốn hạn chế những hành động đáng tiếc và những lời hối lỗi thì việc đầu tiên nhất bạn cần làm đó là lắng nghe - lắng nghe để suy nghĩ và nhìn nhận tình huống cho thấu đáo. Có thể trong lúc nóng giận, mất kiểm soát bạn sẽ có những lời nói và hành động không hay, hãy cố gắng hạn chế lặp lại việc này. Bạn nên tìm đến nơi yên tĩnh để lắng mình lại thay vì tiếp tục "đấu khẩu", hoặc nên im lặng để đối phương thể hiện quan điểm của họ hết, rồi bạn hẵng nói suy nghĩ của mình. Như thế bạn sẽ tránh được "thói quen" phải xin lỗi thường xuyên.

    Hãy lắng nghe, suy nghĩ trước khi hành động

  • 2

    Suy nghĩ đến giá trị bản thân

    Cảm xúc của bạn sẽ thế nào nếu bạn liên tục là người phải xin lỗi? Chính bạn sẽ nhận ra giá trị bản thân đang ngày càng đi xuống, cảm thấy xấu hổ và... kỳ cục. Không chỉ thế, vô tình đó cũng sẽ trở thành thói quen của bạn, luôn nhận lỗi và cảm thấy mình thật đáng trách, và người ngoài cũng sẽ không còn thấy giá trị của những lời xin lỗi thường bị lặp lại từ bạn nữa. Không ai muốn thế này cả, vì thế hãy suy nghĩ đến lòng tự trọng và giá trị của chính bạn trước khi áp dụng lời xin lỗi quá nhiều.

  • 3

    Chân thành

    Hãy chân thành trong các mối quan hệ và thành thật với chính bản thân mình, làm như thế sẽ giúp bạn tính trước được những điều tiêu cực trước khi hành động và tránh được những hậu quả không hay. Ngoài ra, sự chân thành của bạn sẽ khiến mọi người trân trọng và dễ bỏ qua những lỗi sai không đáng có của bạn.

  • 4

    Học cách nói "Không"

    Đây là điều khó khăn nhất bạn có thể làm để tránh nói lời xin lỗi. Bạn muốn tất cả mọi người đều hài lòng, vui vẻ (điều này là không thể), nhưng nếu vì bạn sợ gây mất lòng mà luôn chấp nhận những ý kiến, những đề đề xuất của người khác thì bạn đã để bản thân rơi vào một mớ bòng bòng - bạn sẽ cảm thấy ngộp thở và luôn thấy có lỗi khi không thể làm theo điều người khác mong muốn. Hãy tập nói "Không" một cách chân thành nhất! Nếu bạn không thích hoặc không muốn, và điều đó thực sự không liên quan gì đến bạn, hãy từ chối. Đừng tạo cho người khác thói quen "hành hạ" bạn. Bạn cần tôn trọng bản thân trước để không phải xin lỗi quá nhiều.


    Bạn nên biết cách từ chối để không làm khổ mình

  • 5

     Khi nào cần xin lỗi/ khi nào không?

    Vấn đề này đòi hỏi sự tinh tế và trải nghiệm từ bạn. Khi nào thật sự cần, và khi nào không cần nói lời xin lỗi cũng rất quan trọng để lời nói của bạn có giá trị đối. Tránh trường hợp bạn là người phạm sai lầm nhưng lại không nhận ra sớm sẽ khiến mọi thứ trở nên quá muộn trước khi sửa sai; nhưng cũng tránh để mình là người luôn xin lỗi trước làm kẻ gây lỗi, và cả những người xung quanh, sẽ không còn trân trọng giá trị của bạn nữa.Đôi khi vì suy nghĩ "một điều nhịn, chín điều lành" mà bạn vô tình tạo ra những thói quen tiêu cực cho chính mình. Dù có tình cảm đến mấy, bạn cũng nên dành cho bản thân sự nuông chiều riêng và tỉnh táo đôi chút để không quá thiệt thòi hay gặp phải những chuyện không đáng có.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]