Làm sao để phạt trẻ đúng cách

Phạt trẻ thế nào để hiệu quả mà không phản tác dụng là câu hỏi thật không dễ trả lời. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5776

Phạt trẻ thế nào để hiệu quả mà không phản tác dụng là câu hỏi thật không dễ trả lời. Dưới đây là 5 điều cha mẹ cần ghi nhớ trước khi áp dụng bất kỳ hình phạt nào với trẻ.

  • 1

     Tránh dùng bạo lực, không phạt con khi đang tức giận

    Rất nhiều phụ huynh mắc phải sai lầm này. Khi đang giận dữ mà phạt trẻ thì thực chất cha mẹ đang xả những bực dọc, ức chế của mình vào con như kiểu ‘giận cá chém thớt’. Mục đích chính của hình phạt là để dạy trẻ cách cư xử đúng hơn. Chính vì vậy, trước khi phạt con, cha mẹ cần giải tỏa cho mình trước để đảm bảo bản thân hoàn toàn bình tĩnh và tỉnh táo.

    Khi phạt xong, hãy cho trẻ hiểu đó là áp dụng luật lệ tự nhiên tất yếu ai cũng phải bị nếu không tuân theo những nguyên tắc đặt ra. Đồng thời cho trẻ biết rằng, cha mẹ chẳng vui gì khi phải phạt con. Phạt là phạt tội chứ không phải phạt con. Khi trẻ hiểu được sự cần thiết của việc phạt, trẻ sẽ chú ý không tái phạm nữa.

  • 2

    Tuyệt đối không bêu rếu trẻ trước mặt người khác

    Những lời chì chiết như: "dốt như bò, lười biếng, đồ ăn hại, đồ vô dụng..." sẽ khiến trẻ cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Phụ huynh cần hiểu rằng, trẻ cũng có lòng tự trọng như người lớn và không thích bị người khác bêu xấu, nhất là cha mẹ mình là người thân thiết nhất. Những lời nói chì chiết, so sánh sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và khiến chúng không còn kính trọng bố mẹ. Đôi khi người lớn chỉ vì đùa giỡn nói những lời này nhưng lại lặp đi lặp lại khiến trẻ hiểu rằng chúng đúng là vô dụng, hư hỏng như thế và trở nên trầm cảm, không muốn vươn lên học hành, làm việc phụ giúp cha mẹ.

  • 3

    Không  ‘chụp mũ’

    Không ít trẻ, chỉ cần vô tình làm bể một chiếc ly, cái chén… là y như rằng cứ lần sau có đồ đạc gì đổ vỡ là ngay lập tức sẽ bị cha mẹ quy tội. Chính thái độ "để bụng" này của cha mẹ sẽ làm cho trẻ sợ sệt, lo lắng, mất tự tin vì cho rằng mình hậu đậu, vô dụng. Hệ quả của nó có thể dẫn đến chứng trầm cảm nơi trẻ.

  • 4

     Hình phạt phải nhất quán, thống nhất

    Tầm quan trọng của việc áp dụng các hình phạt là phải nhất quán. Có nhiều phụ huynh lúc vui thì bỏ qua hoặc phạt nhẹ, lúc nóng giận hoặc buồn thì phạt nặng, gay gắt. Như thế sẽ khuyến khích trẻ phạm lỗi để thử xem ba mẹ có phạt mình như thế nào, sau đó sẽ tìm “mánh khóe” để thoát tội.

    Ngoài ra, dạy con tuyệt đối không ‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’. Đừng để tình trạng mẹ thì phạt mà bố lại giơ tay ôm và bao che. Như thế, sẽ khiến trẻ trở nên coi thường mẹ và không vâng lời mỗi khi mẹ lên tiếng dạy dỗ

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]