Làm sao để trẻ tránh bị bắt nạt ở trường

Dù đã vào tiểu học nhưng con trai bạn cứ bị chúng bạn ăn hiếp mà không dám “cự” lại. Đâu là căn nguyên, và làm thế nào để cải thiện tình hình? a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5846

Đâu là nguyên nhân?

  • 1

    Về tâm lý, các bé tiểu học vẫn còn sự phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ. Chúng luôn ý thức rằng phạm vào các “điều răn” của cha mẹ là không thể chấp nhận được. Bởi vậy, con trai né tránh ẩu đả không hẳn do con "nhát gan". Lý do đơn giản là vì con được “thấm nhuần” quan niệm: ngoan nghĩa là không đánh nhau, và đánh nhau sẽ bị phạt.

  • 2

    Con không có tinh thần “chiến đấu” bởi lâu nay ba mẹ vẫn giúp con phòng tránh từ xa mọi va chạm, tranh chấp. Ba mẹ chưa bao giờ hướng dẫn con cách tự giải quyết xung đột dù chỉ là là sự thể hiện thái độ hay cách “đàm phán” với đối phương.

  • 3

    Con chưa có cơ hội chứng kiến ba mẹ hay người thân có phản ứng quyết kiệt để tự vệ, ngược lại con chỉ quen với cách ứng xử khoan hòa, nhường nhịn nhau trong gia đình.

  • 4

    “Thân mẫu” của con là một phụ nữ bản lĩnh, mạnh mẽ. “Thân mẫu” luôn làm thay con mọi việc khó khăn và quyết định giùm con hầu hết các vấn đề.

  • 5

    Ba mẹ của con đều thuộc tuýp quá cẩn trọng, lo xa, lúc nào cũng dõi theo từng bước chân con, “bảo kê” cho con mọi lúc mọi nơi để con không bị tổn thương.

  • 6

    Lúc 2-3 tuổi, giai đoạn mà tính tự lập phát triển mạnh nhất, con trai đã bị người lớn cấm cản, đe nẹt quá mức. Chính điều này khiến con lớn lên thiếu ý chí, kém nỗ lực, hay né tránh khó khăn.

Hành trang giúp con tránh bị bắt nạt

Trước hết các bậc sinh thành cần ngẫm lại xem mình có hay cấm đoán “cậu ấm” quá mức không? Mỗi khi con trai gặp rắc rối với chúng bạn, phụ huynh có luôn xông vào giải quyết giùm không? Và có khả năng con đang “học hỏi” cách ứng xử của chính ba mẹ không? Nếu câu trả lời là “có” thì ba mẹ nên thay đổi theo những gợi ý sau:

  • 1

    Thay vì ôm hết mọi chuyện trong nhà, hãy giao việc cho con và dạy con đã làm việc gì cũng phải làm đến cùng. Đồng thời đừng quên khích lệ, cổ vũ mỗi khi con thành công. Hãy thường xuyên nói với con rằng con đã trưởng thành hơn nhiều, con thật là mạnh mẽ.

    Và để chứng minh rằng con được ba mẹ tin tưởng, hãy giao cho con những nhiệm vụ cụ thể như giúp mẹ nhặt rau hay trông chừng em; giúp bố lau xe hay kiểm tra cửa đã khóa cẩn thận chưa... Tất cả là nhằm bồi dưỡng lòng tự tin cho con. Khi con đã tỏ ra tự tin, những đứa trẻ khác sẽ phải cân nhắc trước khi giơ nắm đấm trước con.

  • 2

    Dạy con rằng nếu không muốn “tay bo” thì con cũng phải biết cách tự vệ, biết làm cho kẻ gây sự phải “gờm” mình. Ví như biết dùng những lời lẽ đanh thép (“Tớ không đùa đâu, cậu thôi ngay đi!”, “Cậu đừng ép tớ phải ra tay nhé!”) để cảnh báo kẻ gây sự; hoặc biết thể hiện một dáng vẻ hùng dũng, oai phong để đối thủ hiểu rằng con đừng hòng cho phép kẻ nào đụng vào con.

  • 3

    Hãy cùng con tổ chức các màn diễn tập chống “gấu nhí” với sự trợ giúp của cả “chiến tranh tâm lý” (cảnh cáo, đe dọa, đàm phán, xoa dịu…) lẫn cơ bắp (các tư thế tự vệ như đỡ đòn, khóa tay…) miễn sao không mang tính thù địch và gây thương tích cho đối phương.

  • 4

    Cũng có thể cho con đi học võ. Tuy nhiên luôn nhớ rằng võ thuật trước hết là để dạy con biết kiểm soát bản thân, có sức chịu đựng tốt, biết tự vệ... chứ không phải để hiếu chiến hơn.

  • 5

    Hãy xem xét và sửa đổi “bộ luật” trong gia đình để nó không là “gánh nặng lương tâm” quá lớn trong con, cản trở con có hành vi tự vệ chính đáng.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]