Làm sao khi bị điếc đột ngột?

Để phòng tránh bệnh điếc đột ngột, cần tránh stress, cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý; tránh những nơi có tiếng ồn lớn.

15.6116

Một sáng thức dậy, em thấy tự nhiên tai mình ù đặc, nghe kém, thậm chí vài giờ sau không còn nghe thấy gì nữa...Em rất hoang mang. Xin bác sỹ cho biết em bị làm sao? (Trần Hào - Phú Thọ).

PGS.TS. Trần Công Hòa trả lời trên Sức khỏe & đời sống:

Thật đáng tiếc, bạn đã bị điếc đột ngột. Vì thường không có triệu chứng báo trước nên người ta ví điếc đột ngột như “tiếng sét giữa trời quang mây tạnh”.

Điếc đột ngột là hiện tượng mất sức nghe xảy ra một cách đột ngột và diễn biến nhanh trong vòng vài giờ đến vài ngày. Người bệnh thường phát hiện ra tình trạng này vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Bệnh thường bắt đầu một bên tai (80-85%), có thể cả 2 tai (15-20%). Triệu chứng đầu tiên là ù một bên tai rồi nhanh chóng dẫn đến nghe kém, đến khoảng trưa thì điếc hẳn và có thể điếc đặc.

Bệnh điếc đột ngột có chiều hướng tăng nhanh trong thời kỳ phát triển công nghiệp, đặc biệt có xu hướng xảy ra nhiều với người làm việc văn phòng, học sinh, những người làm việc trong môi trường ồn và công việc căng thẳng. Đáng báo động ở chỗ, bệnh đang có xu hướng gặp nhiều ở người trẻ.

Trong vòng 24h khi có biểu hiện điếc đột ngột cần lập tức điều trị để lấy lại thính lực

Điếc đột ngột gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và giao tiếp của con người. Nguyên nhân chính gây ra bệnh chưa được xác định, có thể do nhiều tác nhân: siêu vi trùng trong các bệnh quai bị, sởi, cúm; Rối loạn vi tuần hoàn tai trong, do bệnh tự miễn, khối u thần kinh thính giác, nhiễm độc thuốc hoặc uống rượu, hút thuốc thường xuyên;

Do căng thẳng thần kinh, stress kéo dài, làm việc trong môi trường ồn lớn và kéo dài; ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, biến chứng của cảm cúm, sốt siêu vi; Bị ngã, chấn thương thần kinh thính giác cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Vì đây là bệnh mang tính cấp cứu nên việc điều trị phải được tiến hành ngay khi phát hiện mắc bệnh. Điều trị càng sớm, hiệu quả càng cao, nếu điều trị trong 24 giờ đầu, thính lực có thể hồi phục hoàn toàn, nếu điều trị ngay trong tuần đầu, khả năng khỏi trên 85%; sau một tuần chỉ còn khoảng 25%; nếu chậm trễ sau 3 tuần có thể điếc vĩnh viễn.

Ăn uống để đề phòng bệnh điếc

Khám phá dẫn lời BS Thanh Hà cho biết, việc ăn uống hợp lý và khoa học sẽ giúp phòng ngừa bệnh điếc:

Ăn thức ăn chứa nhiều chất sắt

Các thầy thuốc Anh phát hiện thấy ở người chuyển sang tuổi già, hàm lượng sắt trong máu thấp hơn rõ rệt so với người bình thường, hệ thống máu biến đổi, các vi huyết quản ở tai bị hẹp đi, mất tính đàn hồi, máu khó chảy qua, các tế bào hồng cầu dần dần trở nên cứng hơn.

Tế bào hồng cầu cứng sẽ dễ làm tắc các vi huyết quản, gây khó khăn cho tuần hoàn máu trong tai, cộng thêm sự thiếu chất sắt trong cơ thể, năng lực chuyên chở oxy của tế bào hồng cầu bị giảm sút, làm cho tế bào thính giác trong tai thiếu chất dinh dưỡng, qua đó sinh bệnh điếc.

Các thầy thuốc đề nghị, ngay từ tuổi trung niên trở đi, nên ăn thêm các thức ăn giàu chất sắt như: mộc nhĩ đen, gan động vật, thịt nạc, rau cần, rau chân vịt…

Ăn nhiều thức ăn chứa chất kẽm

Nguyên tố kẽm (Zn) có tác dụng vô cùng quan trọng đối với thính lực. Hàm lượng kẽm ở ốc tai cao hơn hẳn so với bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể. Bởi vậy, khi sang tuổi trung niên nên ăn cá, đậu nành, rau cải, cà-rốt, các loại hải sản, là thực phẩm chứa nhiều kẽm.

Tham khảo thuốc:

Natriclorid: Dùng nhỏ rửa mắt, rửa mũi. Bụi bẩn do đi xe máy nhiều, ghèn rỉ mắt. Ngứa mắt, mỏi mắt, khô rát mắt. Phòng ngừa bệnh dịch về mắt. Trị sổ mũi, nghẹt mũi.

Trà Mi

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]