Làm sao khi con lấy trộm đồ?

Nếu bắt quả tang con "cầm nhầm" đồ của người khác, bạn chớ lên lớp cho bé về đạo đức mà nên giải thích đơn giản: "Đó là việc làm xấu. Con không muốn người khác lấy đồ của mình thì cũng đừng lấy món đồ đó". Dưới đây là một số lý do khiến trẻ lấy đồ của người khác mà không hỏi ý kiến và cách để kiểm soát vấn đề. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.6014

Những lý do trẻ lấy đồ của người khác

  • 1

    Không tự kiểm soát được bản thân. Trẻ nhỏ rất khó tự kiểm soát mình. Bé có thể ấy đồ của người khác dù biết điều đó là sai trái.

  • 2

    Các nhu cầu cơ bản của trẻ không được đáp ứng. Ví dụ, nếu bạn bè ở trường có một ví tiền, con bạn cũng muốn có một chiếc. Bé cảm thấy thiếu nếu không có ví ngay cả khi bạn đã đáp ứng tất cả những thứ khác. Điều này khiến bé nảy sinh ý định muốn lấy tiền của người khác để mua chiếc ví giống bạn bè.

  • 3

    Để gây sự chú ý. Một lý do phổ biến nhất khiến trẻ con lấy trộm đồ là vì nó cảm thấy thiếu thốn tình cảm. Và lấy trộm đồ cũng là một cách để trẻ thể hiện sự bất mãn và tìm kiếm sự thoả mãn nội tâm.

  • 4

    Để cảm thấy điều khiển được cuộc sống của mình. Trẻ thường dễ cảm thấy bị tổn thương. Chúng thiếu khả năng kiểm soát cuộc sống của mình. Khi ấy, chúng có thể lấy trộm đồ để thoả mãn ý thức về kiểm soát hoặc để tỏ ra chống đối cha mẹ.

  • 5

    Áp lực từ bạn bè cùng trang lứa. Điều này hay xảy ra với các trẻ lớn. Nếu con bạn chơi cùng với những đứa trẻ thích trộm vặt thì nó cũng phải làm tương tự để mình không bị loại trừ khỏi nhóm. Đôi khi, trẻ lấy trộm thứ gì đó để chứng tỏ với bạn bè mình cũng dũng cảm. Nếu con bạn tham gia vào nhóm bạn tồi như vậy, bạn hãy nói chuyện với con về nhóm đó.

Ứng xử khi nghi ngờ con lấy đồ của người khác

  • 1

    Bình tĩnh. Khi con bạn lấy một thứ gì đó của người khác không có nghĩa trẻ sẽ trở thành một tên ăn trộm hoặc tội phạm trong tương lai. Lỗi đó cũng giống như bao lỗi khác mà con bạn gặp phải.

  • 2

    Không chỉ trích cá nhân. Nếu con lấy đồ của người khác để gây chú ý với cha mẹ hoặc trẻ trộm đồ của mẹ và bạn chỉ trích cá nhân bé, đó sẽ là một lý do khiến trẻ tiếp tục ăn trộm.

  • 3

    Đừng kết tội hoặc đe doạ con. Con sẽ cảm thấy căng thẳng. Bạn cần phải bắt gặp quả tang, nếu chỉ suy diễn, bạn sẽ không thể giúp bé hợp tác cùng.

    Chẳng hạn, nghe thấy người ta nói con lấy đồ của người khác, bạn hỏi, trẻ sẽ chối bay chối biến. Nếu bạn không tin con, trẻ sẽ càng không trung thực vì biết cha mẹ không tin tưởng mình. Nếu con thú tội, bạn đừng trừng phạt bé.

    Ngay cả khi bạn đã chắc chắn tới 99% rằng con lấy thứ gì đó thì cũng chưa nên buộc tội bé. Ví dụ, bạn mất một tờ bạc mới tinh mới rút từ ngân hàng ngày hôm qua. Khi mang quần áo của con đi giặt, bạn phát hiện ra trong quần con có một tờ giấy bạc y trang như vậy. Bạn cũng chưa thể buộc tội con bạn. Có thể một người nào đó cũng đánh rơi và con nhặt được. Hoặc con bạn nhặt được chính tờ bạc bạn làm rơi. Trừ khi bạn bắt được quả tang con lấy tờ bạc của bạn, còn nếu không, bạn đừng cho con là kẻ lấy trộm.

  • 4

    Cho con biết lấy đồ của người khác là một việc xấu. Bạn nên hướng dẫn con về điều này ngay từ khi còn nhỏ.

 

Cư xử khi bắt gặp con lấy trộm đồ

  • 1

    Đừng yêu cầu con giải thích. Bố mẹ đừng lên lớp bé về đạo đức mà hãy giải thích đơn giản: "Lấy đồ của người khác là việc làm xấu. Con không muốn người khác lấy đồ của con. Do đó, con không được lấy món đồ đó."

  • 2

    Đừng ngụ ý con là một người xấu. Lấy đồ của người khác là hành vi xấu chứ không phải bé là người xấu. Bạn đừng gọi bé là kẻ trộm, kẻ nói dối hay bất kỳ một "biệt hiệu" nào đó mà bạn không muốn bé giống vậy. Khi bạn gán nhãn cho bé, bé sẽ hành động giống như thế.

 

Sửa chữa sai lầm

  • 1

    Nếu con lấy trộm thứ gì đó của người ngoài: Bạn cần bảo con phải đem trả lại. Bé cần xin lỗi chủ nhân và nói không bao giờ làm như vậy nữa. Bạn nên đi cùng con để trẻ sửa chữa sai lầm dễ hơn.

  • 2

    Nếu con lấy tiền của bạn: Bạn ước lượng số tiền bị mất và nói rõ trẻ phải trả lại số đó. Bé có thể làm một việc gì đó trong nhà (tưới cây chẳng hạn) để kiếm tiền trả bạn.

  • 3

    Tránh những cám dỗ: Bạn đừng để tiền ở những nơi trẻ dễ nhìn thấy cũng như tránh dẫn con đi siêu thị trong khi bạn phải mua rất nhiều thứ. Thời gian chờ đợi buồn chán sẽ khiến con nảy sinh nhu cầu.

  • 4

    Tìm hiểu lý do con lấy đồ của người khác : Nếu con cần bạn chú ý, bạn hãy dành sự quan tâm đặc biệt tới bé. Nếu con cần cảm thấy tự kiểm soát được cuộc sống của mình, bạn hãy cấp thêm phụ phí và cho bé thêm sự tự do để tiêu tiền một cách khôn ngoan (Tất nhiên bạn không nên cấp thêm ngay sau khi con lấy trộm tiền của bố mẹ bởi làm vậy là vô tình khuyến khích bé tiếp tục lấy trộm vào lần sau). Nếu con cần làm một điều đặc biệt để được tham gia vào nhóm bạn, bạn hãy giúp con đáp ứng được điều đó.

  • 5

    Tiếp tục tin cậy con: Con bạn sẽ thực hiện đầy đủ các mong đợi của bạn. Nếu bạn coi bé là một kẻ trộm thì bé sẽ trở thành người như bạn nghĩ.

  • 6

    Làm gương về tính trung thực: Con trẻ học hỏi bằng cách quan sát cha mẹ. Nếu bạn mang đồ ở nơi công cộng về làm của riêng thì vô tình đã nói với con rằng trung thực không phải là một đức tính quan trọng.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]