Làm sao khi trẻ bị mộng du

Đang ngủ, bỗng bạn thấy con bật dậy, đi ra khỏi giường, xuống cầu thang và lịch kịch làm gì đó dưới nhà. Bạn bước xuống xem có chuyện gì xảy ra không thì bất ngờ vì thấy mắt con vẫn nhắm và hơi thở vẫn đều. Con của bạn đang bị mộng du! Vậy mộng du có nguy hiểm không và bạn phải làm gì trong trường hợp này? a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5906
  • 1

    Mộng du là gì?

    Mộng du là tình trạng trẻ ra khỏi giường và đi lang thang (trong phòng, trong nhà, thậm chí đi ra ngoài) trong lúc ngủ. Nhiều trẻ còn ăn uống, chải tóc khi mộng du. Và khi ở trong trạng thái đó, trẻ không thể nào biết được là mình đang làm gì bởi trong tiềm thức, não bé vẫn đang ngủ.

  • 2

    Ở độ tuổi nào bé dễ bị mộng du?

    Những em bé nhỏ tuổi thường dễ bị mắc chứng mộng du. Tuổi bắt đầu bị thường là từ 4 – 10 tuổi nhưng có thể là lúc trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Khoảng 2% trong số đó tiếp tục mộng du cho đến lúc trưởng thành.


    Tuổi bắt đầu bị thường là từ 4 – 10 tuổi nhưng có thể là lúc trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.

  • 3

    Trẻ mộng du trông như thế nào?

    Trên phim, hình ảnh người bị mộng du thường được xây dựng một cách… đáng sợ với khuôn mặt như kẻ sống dở chết dở, hai tay buông thõng giơ về phía trước. Thực ra, khi bị mộng du, khuôn mặt thường trở nên tái nhợt, đôi mắt đờ đẫn, và thường rất vụng về.

  • 4

    Nguyên nhân khiến trẻ mộng du?

    Nguyên nhân thực sự của mộng du chưa được xác minh một cách rõ ràng nhưng nhiều người đưa ra lời giải thích rằng với các bé, tình trạng mộng du bắt nguồn từ việc não bộ của bé lúc này chưa tự ý thức và cũng khó kiểm soát được việc không nên đi lang thang trong lúc ngủ.

    Một số nguyên nhân có thể là:

    • Mệt mỏi, stress ở trẻ

    • Buồn phiền, lo lắng

    • Thiếu ngủ

    • Có sự tác động của chất kích thích

    • Tác dụng phụ của thuốc ngủ

    Với người phụ nữ trưởng thành, hai nguyên nhân có thể được tính thêm là những rối loạn trong thời kỳ mang bầu và trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng.


    Nếu bị mệt mỏi, stress, trẻ dễ bị mộng du hơn

  • 5

    Nếu bị đánh thức khi mộng du, trẻ có thể bị chết?

    Không thể khẳng định được một cách chắc chắn là việc bị đánh thức lúc đang mộng du có thể khiến trẻ bị chết nhưng tốt nhất là hãy để trẻ tự kết thúc “hành trình” của mình rồi  lại trở về giường.

    Sở dĩ có lời đồn đại trên là vì mộng du là  lúc trẻ đang chìm trong giấc ngủ rất sâu và nếu bị đánh thức đột ngột, cơ thể trẻ sẽ bị sốc và mất phương hướng. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

    Vì thế, lời khuyên dành cho bố mẹ lúc này là nên khéo léo dẫn đường cho bé trở về giường và nếu bỗng nhiên bé tỉnh giấc thì cũng cần vỗ về bé rằng không có gì là đáng sợ cả (vì có khả năng bé sẽ hoảng hốt khi nhìn thấy mình… bỗng nhiên không ở trên giường).

  • 6

    Khi mộng du, bé có nói nhảm điều gì không?

    Cũng có khả năng bé sẽ vừa mộng du vừa nói chuyện nhưng trường hợp đó xảy ra là không nhiều bởi mộng du xảy ra khi bé đã chìm vào giấc ngủ sâu còn nói mơ thường là khi bé vừa chợp mắt.

    Những lời nói trong lúc mộng du (nếu có) cũng thường không rõ nghĩa. Bé đơn thuần phát ra một vài từ ngữ đơn lẻ, những câu nói tản mát, mơ hồ và không hề mang thông điệp gì cả. Bé cũng không thể nào nhớ nổi những gì mình đã nói trong cơn mộng du sau khi tỉnh dậy.


    Nên khéo léo dẫn đường cho bé trở về giường và nếu bỗng nhiên bé tỉnh giấc thì cũng cần vỗ về bé rằng không có gì là đáng sợ cả

  • 7

    Mộng du có nguy hiểm cho trẻ hay không?

    Gặp nguy hiểm trong lúc mộng du là hoàn toàn có khả năng xảy ra bởi lúc này trẻ không thể nào ý thức được bước chân đang đưa mình đi đâu. Đặc biệt, cầu thang bộ là một trong những nguy cơ nhỡn tiền nhất bởi khả năng trẻ sẽ bị bước hụt chân khi vô thức điều khiển. Cánh cửa sổ mở, cánh cửa chính không khóa kỹ cũng là những mối đe dọa đến sự an toàn của trẻ mộng du.

    Trẻ mộng du cũng dễ bị va đầu vào tường,  cánh cửa nếu ban ngày trẻ chưa quen với những chướng ngại vật đó. Nếu khát nước, trẻ có chiều hướng uống những gì tay quờ quạng được, vì thế, những chất lỏng có hại nên để tránh xa tầm tay của bé kể cả khi bé hoàn toàn tỉnh táo.

    Ngoài ra, trẻ mộng du cũng có thể gây nguy hiểm cho cả nhà nếu vô thức điều khiển bé bật bếp ga.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]