Làm thế nào chung sống với bệnh đái tháo đường?

SKĐS - Ngày 23/3, Bệnh viện Đa khoa Medlatec tổ chức thành công chương trình tọa đàm: “Dinh dưỡng cho người đái tháo đường”, với sự tham gia của chuyên gia và thạc sỹ đầu ngành bệnh viện.

15.5986

Ngày 23/3, Bệnh viện Đa khoa Medlatec tổ chức thành công chương trình tọa đàm: “Dinh dưỡng cho người đái tháo đường”, với sự tham gia của chuyên gia và thạc sỹ đầu ngành bệnh viện.

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, tăng đường huyết mạn tính, do thiếu về số lượng hoặc chất lượng của Insulin. Bệnh đái tháo đường dẫn tới các biến chứng cấp tính, mạn tính đe dọa tính mạng, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Trên thực tế, sự hiểu biết của nhân dân về bệnh đái tháo đường còn hạn chế nên phần lớn chưa chủ động đi kiểm tra mà phát hiện bệnh tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ hoặc khi cơ thể có biểu hiện bất thường. Khi phát hiện ra bệnh, không ít bệnh nhân “sợ” nên có chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Người bệnh có dùng thuốc nhưng đôi khi lại chưa phù hợp… Tại buổi tọa đàm, các bệnh nhân thực sự quan tâm những vấn đề đó.

Bằng kinh nghiệm, kiến thức khoa học, PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh - Chuyên gia Dinh dưỡng và ThS Phan Thanh Sơn đã trao đổi, chia sẻ nhiều thông tin bổ ích với các bệnh nhân.

PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh: Điều trị đái tháo đường phải tuân theo nguyên tắc kiểm soát đường huyết: chế độ ăn, thay đổi lối sống, phối hợp thuốc. Dinh dưỡng cho người đái tháo đường bao gồm cả Glucid, Protid, Lipid nhưng quan trọng nhất là nhóm đường Glucid (tức bột đường) thì phải chọn các loại không ngọt quá, không có đường tinh chế nhiều, ví dụ: cơm, gạo, mì vẫn ăn hàng ngày nhưng không nên xay sát kỹ, gạo lức, gạo giã rối, bánh mì toàn phần, ngô, khoai hoặc sắn

Thuốc đông y hay thực phẩm chức năng chỉ có chức năng hỗ trợ. Những chế phẩm này vẫn có tác dụng không mong muốn, cần được theo dõi định kỳ. Mỗi người bệnh có phác đồ điều trị riêng, nên dùng thuốc điều trị theo đơn.

ThS Phan Thanh Sơn: đái tháo đường type 1 là do tình trạng thiếu hụt Insulin thứ phát, do sự phá hủy các tế bào beta tiểu đảo tụy theo cơ chế tự miễn. Một số trường hợp khác do sự mất khả năng sản xuất Insulin không rõ nguyên nhân. Đa số bệnh xuất hiện từ thời niên thiếu hoặc thanh thiếu niên. Bệnh có tính lệ thuộc Insulin, việc điều trị thường phải dùng Insulin.

đái tháo đường type 2 (đái tháo đường không phụ thuộc Insulin) có cơ chế bệnh sinh đa dạng, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính và kết hợp với béo phì trong 60-80% trường hợp, thường xuất hiện sau 30 tuổi. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và stress. Việc điều trị thường là sử dụng các loại thuốc uống, đôi khi cũng dùng Insulin.

Trong thời lượng gần 2 tiếng, tuy chưa đủ dài nhưng đã giải quyết phần nào thắc mắc, băn khoăn của khách mời về bệnh đái tháo đường. Bằng sự chia sẻ thông tin bổ ích, những hiểu biết căn bản về chế độ dinh dưỡng, giai đoạn điều trị hiệu quả bệnh …chương trình tọa đàm: “Dinh dưỡng cho người đái tháo đường” góp phần nâng cao nhận thức của mỗi người để chung tay kiểm soát và hạn chế bệnh đái tháo đường trong nhân dân.

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]