Làm thế nào để nhận biết con đang bị bạo hành ở trường?

Liên tiếp trong những năm gần đây, các vụ bạo hành tại các cơ sở mầm non liên tục xảy ra khiến các bố mẹ lo lắng...

15.6065

Sự việc cháu bé 15 tháng tuổi ở Quảng Bình bị bảo mẫu trói chân tay, nhét giẻ vào miệng và đánh hôm 5/10 đã khiến nhiều phụ huynh phẫn nộ và lo lắng về nguy cơ con cái mình có thể bị bạo hành khi ở trường.

Hành động bạo hành trẻ ở trường gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Ngoài việc đánh đập gây tổn thương cơ thể, còn có những hành vi bạo hành như mắng chửi gây tổn thương tinh thần hoặc bỏ mặc (các cô không nói chuyện với trẻ, không cho trẻ tham gia các hoạt động chung nhằm gây cho trẻ cảm giác bị cô lập)... Nếu những hành động này diễn ra trong thời gian dài thì có thể khiến trẻ bị tổn thương, khủng hoảng tâm lý.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị bạo hành ở trường

- DẤU HIỆU TÂM LÍ

* Biểu hiện 1: Bé luôn gào khóc không muốn vào lớp dù đã qua tuần lễ làm quen đầu tiên. Bé lớn hơn có thể thường xuyên mếu máo bảo "con không muốn tới trường!".

* Biểu hiện 2: Bé thể hiện sự sợ hãi khi thấy cô giáo. Không nhìn thấy cô thì có thể im nhưng hễ thấy cô là bé hốt hoảng hay kêu khóc.

* Biểu hiện 3: Bé lầm lì, nhút nhát, hay sợ sệt hoặc ngược lại, dễ cáu, dễ thét, dễ bùng nổ cảm xúc.

* Biểu hiện 4: Bé thấy cơm là sợ hãi. Hoặc ở nhà thì ăn nhưng vào lớp hay bị cô méc là bé biếng ăn, bé hất cơm.

* Biểu hiện 5: Bé hay gặp ác mộng, thường xuyên giật mình nửa đêm rồi ngồi khóc.


- DẤU HIỆU SINH LÍ

Bé có vết bầm trên người, vết xước, đầu bị u (nên xoa đầu trẻ hỏi trẻ có đau không?)

* Nếu trẻ lớp chồi hay lớp lá đã biết nói, nên thường xuyên tập cho trẻ kể chuyện ở lớp, ở trường.

* Nếu trẻ còn quá bé, không biết nói, cha mẹ nên thỉnh thoảng đột xuất ghé thăm con (giữa giờ nghỉ trưa, thậm chí giữa giờ làm việc, giữa giờ ăn) với lí do đem sữa/thuốc/đồ thay cho bé.

Quan sát biểu hiện của bé (đứa cháu nhỏ) trước khi đến lớp xem bé có hoảng sợ hay gào khóc không. Cơ thể có vết gì lạ nên hỏi cô giáo ngay và xem độ hợp lí của câu trả lời và độ thường xuyên của những vết lạ đó.

Đối với cháu lớn (lớp lá), mẹ nên hỏi chuyện để tập cho bé kể chuyện ở lớp cho mình nghe. Hướng dẫn bé kể cho mình biết khi ở trường bị phạt hay bị đánh.

Trẻ nhỏ chưa có khả năng tự vệ. Trong khi chờ đợi cơ quan quản lí giáo dục kiểm soát được các cơ sở mầm non đặc biệt là mầm non tư thục, trong khi chờ đợi chính quyền địa phương và pháp luật vươn bàn tay nghiêm minh, cha mẹ hãy tìm cách tự bảo vệ con mình trước.

Nên đọc

Trẻ nhỏ chưa có khả năng tự vệ. Trong khi chờ đợi cơ quan quản lí giáo dục kiểm soát được các cơ sở mầm non đặc biệt là mầm non tư thục, trong khi chờ đợi chính quyền địa phương và pháp luật vươn bàn tay nghiêm minh, cha mẹ hãy tìm cách tự bảo vệ con mình trước.

Cha mẹ nên làm gì?

Khi thấy trẻ có một hoặc vài biểu hiện trên, bố mẹ cũng không nên vội vàng kết luận là con bị bạo hành ở trường. Cần gần gũi hỏi han con (nếu bé đã biết nói), dành nhiều thời gian hơn để quan sát, chú ý tới bé.

Chẳng hạn: một vài vết thương, vết bầm tím hoặc vết xước nhẹ có thể xuất hiện ở trẻ mà không phải do nguyên nhân bạo hành. Trẻ ngã hay đánh nhau, xô đẩy với bạn trong quá trình chơi đùa cũng có thể gây những vết này. Những vết thương này sẽ khỏi sau vài ngày và không để lại hậu quả về mặt tâm lý. Các bé mới đi học thì khi cô đón cũng hay khóc và bám chặt mẹ, không muốn vào lớp...

Tuy nhiên, nếu trẻ có tất cả các biểu hiện trên thì khả năng rất lớn là bé đã bị bạo hành ở trường. Khi đó, cha mẹ cần liên hệ sớm với những người có chức trách ở trường con để có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]