Lập trường: Khác biệt quan trọng giữa Apple – Google

15.6126

Apple và Google có thể giống nhau về bề nổi, nhưng về bản chất không thể khác nhau hơn được nữa. Điều này càng trở nên rõ ràng sau khi đọc hai cuốn sách: tiểu sử “Steve Jobs” của Walter Isaacson và “In the Plex” của Steven Levy nói về cựu Tổng giám đốc Apple và Google.

Hai công ty đều “kếch xù” hơn 550 triệu đô và chuyên tạo ra những sản phẩm thay đổi toàn bộ cục diện ngành công nghiệp. Cả hai đều sở hữu mảng di động và trình duyệt web thành công, và có cùng chung kẻ thù là Microsoft.

Dù vậy, Google và Apple được phát triển dựa trên nền tảng hoàn toàn khác biệt. Sergey Brin và Larry Page – đồng sáng lập Google tin tưởng vào sức mạnh của con số và dữ liệu, phụ thuộc vào các số liệu chính là nền tảng để công ty đưa ra mọi quyết định quan trọng. Trong khi đó, Steve Jobs – cựu thuyền trưởng Apple lại đặt tất cả vào thiết kế. Trong cuộc phỏng vấn với trang web Business Week, ông cho rằng “nhiều khi, mọi người không hề biết cái họ muốn cho tới khi bạn đưa ra cho họ thấy”.

Dữ liệu – thiết kế không phải hai phạm trù tương phản tới cực đoan. Hai mặt vừa đối lập vừa bổ sung góp phần gây dựng một trong những mối quan hệ gần gũi nhất, đồng thời cũng là một trong những đối thủ ganh đua dữ dội nhất trong ngành công nghệ giữa Apple và Google.

Google: Dữ liệu là Vua

Trong cuốn “In the Plex”, cụm từ “dữ liệu” (data) xuất hiện xấp xỉ 319 lần, trong khi “thiết kế” (design) vỏn vẹn ít hơn 60 lần. Ngay từ phần mở đầu, Levy mô tả hai đồng sáng lập của Google như sau: “[Page] và [Brin] cảm thấy thoải mái nhất trong học viện của những nhân tài, nơi bộ não là quân át chủ bài. Cả hai đều có sự hiểu biết bẩm sinh về thế giới siêu kết nối và muốn lan truyền rộng rãi trong xã hội. Cả hai chia sẻ niềm tin cốt lõi vào tính ưu việt của dữ liệu.”

Kết quả là công ty với bầu không khí đầy tính chất “đại học nhân tài” ra đời, nơi mọi kĩ sư là “vua”, và tất cả duy trì “lòng tôn trọng sâu sắc với dữ liệu”. Google nổi tiếng với việc tạo ra những thay đổi nhỏ nhất trên từng pixel địa điểm dựa trên dữ liệu đo đạc tích lũy qua nhiều thử nghiệm. Google sẽ luôn lựa chọn trang web chuyển đổi “thanh đạm” hơn là một trang có vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng không hề có dữ liệu nào để hỗ trợ.

Apple: Thiết kế ăn sâu trong máu

Mặt khác, cụm từ “thiết kế” và biến thể của nó xuất hiện 432 lần trong cuốn tiểu sử về Jobs, “dữ liệu” chỉ được bắt gặp 26 lần. Jobs từng nói với tác giả Isaacson: “Tôi yêu những thiết kế thực sự đẹp với chức năng đơn giản được đưa vào một thứ gì đó không quá đắt. Đó là tầm nhìn cơ bản của Apple. Chúng tôi đã cố gắng làm điều này với máy Mac đầu tiên. Đó cũng là điều chúng tôi đã làm với iPod.”

Sự coi trọng thiết kế xuất phát từ kinh nghiệm ấu thơ của Jobs. Khi còn nhỏ, cha của Jobs dạy ông ngay cả mặt sau của tủ gỗ cũng cần xử lí khéo léo, ngay cả khi không ai trông thấy chúng. Sau này, Jobs du lịch qua châu Á và lĩnh hội sự đơn giản của Phật giáo. Những bài học và kinh nghiệm đã trở thành một phần trong hành trình kiếm tìm sự hoàn hảo, thứ triết học tồn tại trong mọi sản phẩm của Apple hiện nay.

Học được gì từ mối quan hệ Apple – Google?

Google đặt niềm tin vào dữ liệu, trong khi Apple tôn thờ sức mạnh của thiết kế. Sự phân đôi giúp hai công ty bổ sung cho nhau. Apple bán điện thoại và máy tính, còn Google cung cấp Bản đồ, Tìm kiếm, YouTube và nhiều công cụ web giúp thiết bị hữu dụng hơn. Nhưng khi Google quyết định tung ra hệ điều hành di động riêng của mình, tình bạn nhanh chóng chuyển sang đối đầu.

Chúng ta có thể học được gì từ trận chiến giữa dữ liệu và thiết kế, hay mối quan hệ giữa Google – Apple?

Apple và Google đều gặt hái thành công vang dội và góp phần thay đổi thế giới. Xây dựng một công ty thành công (hay sống một cuộc đời hạnh phúc) không phải là tóm lấy triết lí từ người nào khác, mà là giữ vững niềm tin vào thế giới và học hỏi từ những lỗi lầm trong quá khứ.

Tiếp theo, các công ty chuyên về thiết kế phải giải quyết nhiều loại vấn đề hơn công ty chuyên về dữ liệu. Một công ty như Apple sẽ tập trung vào cách mạng sáng tạo, những sản phẩm chưa từng thấy trước đó, nhưng những công ty như Google lại có cơ hội tốt hơn khi cách mạng hóa thị trường sẵn có bởi sản phẩm đơn giản hơn và hiệu quả hơn. Cỗ máy tìm kiếm đã tồn tại trước Google, nhưng công ty sử dụng dữ liệu để biến Google trở thành công cụ hiệu quả số 1 thế giới. Apple, mặt khác lại mở ra nhiều cuộc cách mạng, mở đầu bằng máy tính cá nhân.

Sau cùng, trong khi dữ liệu và thiết kế là hai quyền lực đối đầu, chúng vẫn cần nhau. Jobs có thể chú trọng thiết kế, nhưng ông không lờ đi dữ liệu. Khi khách hàng mạng AT&T gặp sự cố, Jobs đã trở về từ Hawaii để xử lí việc này. Một thiết kế dù đẹp tới đâu cũng phải được xây dựng trên nền dữ liệu vững bền.

Theo Mashable

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]