Lấy mệt trị đau

Trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều người phải chịu đựng cơn đau trong cơ thể, có cơn đau kéo dài vài tháng nhưng cũng có cơn đau là mạn tính. Nhưng đau không hoàn toàn là một điều bất lợi và có thể chữa khỏi bằng hoạt động thể lực.

15.5991

Đọc E-paper

Cảm giác đau có vai trò như một hệ thống bảo vệ chống lại các chấn thương và ảnh hưởng gây tổn thương tới cơ thể. Tuy nhiên, đau kéo dài gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống. Với các bác sĩ, đau mạn tính vẫn là thách thức lớn nhất trong điều trị.

Nguyên nhân, phương pháp điều trị cũng như hậu quả của hội chứng đau rất khác nhau. Với những cơn đau cấp tính có thể phân biệt dễ dàng, ví dụ như cơn đau do gẫy xương và đau do nhồi máu cơ tim; nhưng nguồn gốc các cơn đau mạn tính lại rất khó để chỉ ra chính xác, do đó việc điều trị thường khó khăn hơn.

Tại châu Âu, khoảng 1/3 số người cho biết họ phải chịu đựng tình trạng đau kéo dài hơn ba tháng, được các bác sĩ gọi là cơn đau lâu dài (chỉ cơn đau tiền mạn tính). Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các quốc gia phát triển, tỷ lệ người bị đau như vậy nhiều hơn ở các nước có thu nhập thấp.

Nguyên nhân thường gặp nhất ở các cơn đau này là đau lưng, đau đầu kinh niên, đau cơ và đau thứ phát do nhiễm bệnh ác tính. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ không thể tìm được nguyên nhân cơn đau nên tình trạng này thường được gọi chung là các rối loạn.

Hoạt động thể lực thường xuyên là một trong những lựa chọn điều trị quan trọng nhất và có hiệu quả giảm những cơn đau dài ngày.
Thuốc giảm đau gần như không có hoặc có rất ít tác dụng với các cơn đau kiểu này. Do đó, hoạt động thể lực thường xuyên là một trong những lựa chọn điều trị quan trọng nhất và có hiệu quả giảm đau.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy hoạt động thể lực có khả năng tăng cường các chức năng của cơ thể, tăng thể lực, làm giảm đau trực tiếp. Điều này đặc biệt quan trọng vì bệnh nhân bị đau lâu ngày thường ít vận động do sợ đau vì vậy cơn đau càng kéo dài.

Bên cạnh đó, phần lớn bệnh nhân có cơn đau kéo dài thường bị ảnh hưởng tiêu cực đến thần kinh, thể hiện qua sự chán nản, đặc biệt là bệnh nhân bị đau ở cơ và khớp.

Hoạt động thể lực không chỉ tăng cường sức mạnh mà còn tác động tích cực tới các bệnh lý tương đồng và triệu chứng liên quan đến cơn đau dạng này như mất ngủ, trầm cảm, căng thẳng, chán nản và lo lắng. 

Từ 59-90% dân số ở châu Âu đã từng có một khoảng thời gian phải chịu đựng chứng đau lưng. Với tình trạng đó, lời khuyên "nghỉ ngơi tại giường và nằm cố định" không còn phổ biến, khuyến nghị của bác sĩ hiện nay luôn là "hãy sống và hoạt động bình thường nhất có thể".

Ngoài ra, bệnh nhân nên đến các trung tâm thể dục và tập các bài tập huấn luyện đặc biệt tăng sức mạnh và kéo dãn cơ từ 2-3 buổi mỗi tuần dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên, tiếp đó thực hiện các bài tập này hằng ngày tại nhà.

Bệnh nhân có thể đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần 30-60 phút. Bài tập dãn cơ đặc biệt có tác dụng với bệnh nhân đau cơ và khớp. Do đau thường dẫn đến căng cơ và gây teo cơ do thiếu vận động, vì vậy, việc kéo dãn cơ sau mỗi bài tập rất có lợi. Tập luyện với cường độ thích hợp sẽ giúp bệnh nhân tăng sự tự tin và lạc.

Khi cơn đau càng tăng thì hoạt  động thể lực càng trở nên quan trọng hơn để giảm đau. Đối với các bệnh nhân có cơn đau, hoạt động thể lực không gây ra nguy hiểm gì, tuy nhiên do bị đau lâu dài, thể lực thường bị suy giảm nên khi bắt đầu chỉ nên tập với cường độ thấp và tăng dần theo thời gian.

Hoạt động thể lực phải được duy trì thường xuyên mới có tác dụng giảm đau trực tiếp hay gián tiếp. Thời gian hoạt động thể lực tối thiểu là 10 phút mỗi ngày.

Nguy cơ gặp phải khi tập thể lực với cường độ như trên là rất nhỏ. Vấn đề quan trọng là tạo động lực để bệnh nhân ít vận động chịu khó hoạt động thể lực.

Thực phẩm giúp giảm đau

Ngoài chế độ thể dục thường xuyên và hợp lý, chế độ ăn uống cũng có thể giúp chống lại các cơn đau hiệu quả.

Sữa:  Các sản phẩm sữa giàu canxi và vitamin D có tác dụng giảm đau đáng kể.

Cà phê: Chất cafein có trong cà phê giúp giảm đau. Hơn nữa, cà phê cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư và thậm chí còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn so với các loại quả mọng khác.

Trà xanh: Hợp chất EGCG trong trà xanh có khả năng khống chế việc sản xuất các phân tử gây hại cho sụn và xương, có thể giúp làm giảm bớt các cơn đau khớp.
Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc giàu thành phần magiê, một loại khoáng chất giúp cơ thể chống chọi với các cơn đau. Hãy bổ sung đầy đủ các loại lúa mì, lúa mạch đen, kê trong chế độ ăn hằng ngày để phát huy tác dụng tốt nhất.

Rau xanh: Các loại rau xanh như rau chân vịt, xà lách... rất giàu vitamin K có khả năng giảm đau nhẹ nhàng.
Rượu vang: Rượu vang đỏ có chứa chất reseveratol có tác dụng giảm đau. Hãy uống hai ly một ngày để đảm bảo có kết quả tốt nhất.

Dầu olive: Hợp chất có trong dầu olive nguyên chất là oleocanthal có khả năng đánh bại các cơn đau tương tự như những loại thuốc chống viêm nhiễm không chứa steriod - không gây ra tác dụng phụ như làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

Cá hồi: Các axit béo omega-3 có trong cá hồi ngoài có ích cho tim còn có thể đánh bại tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận khác trong cơ thể. Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ cho thấy dầu cá hồi có tác dụng làm giảm tình trạng khớp bị mềm ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp và hạn chế sự sản sinh các chất tiền viêm (là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể). Các loại cá khác như ngừ, kiếm, trích, mòi cũng chứa nhiều omega-3.

Cherry: Cherry hoặc bất kỳ loại trái cây có màu xanh, tím hay đỏ như dâu tây, dâu tằm, việt quất, nho... đều có khả năng giúp giảm đau nhờ có chất anthocyanin, có tính kháng viêm và chống oxy hóa.

Cam: Chất beta-cryptoxanthin có trong quả cam giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và giảm được các cơn đau. Những người bị đau trong người hoặc viêm khớp nên chăm uống nước cam.

Nho: Chất resveratrol có trong vỏ quả nhocó tác dụng cản trở COX-2 gây viêm và đau. Đặc biệt, nó không cản trở COX-1, loại enzyme hỗ trợ làm lành vết thương ở dạ dày.

Lạc, vừng: Lạc, vừng và cả hạt hướng dương là những thực phẩm giàu chất tryptophan có khả năng giảm được sự nhạy cảm của cơn đau khoảng 1 giờ sau khi đi vào cơ thể. Các thực phẩm khác giàu tryptophan là sữa, sữa đậu nành, đậu phụ, đậu lăng, gạo...

Táo: Trong quả táo có chứa baron, một loại khoáng chất giúp làm giảm sự phát triển bệnh viêm khớp xương mãn tính.

Ớt: Capsaicin - thành phần làm cho ớt có vị cay có thể giúp giảm cơn đau bằng cách kích thích sức đề kháng của một số tế bào thần kinh. Những người viêm khớp ăn ớt thường xuyên sẽ giảm được đáng kể các cơn đau hành hạ.

Cần tây: Trong hạt cần tây có hơn 20 hợp chất chống viêm, trong đó có hợp chất apigenin - chất có tác dụng chống đau và viêm cực mạnh.

Gừng: Gingerol - một dưỡng chất có trong củ gừng được xem là chất có công dụng giảm đau hiệu quả như aspirin hay ibuprofen. Gừng cũng có khả năng làm dịu cơn đau ở những người bị viêm khớp mãn tính.

 

GS. MATS BORJESSON
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]