Loét dạ dày nên ăn gì?

Gần đây tôi hay bị đau vùng thượng vị, đau quặn từng cơn, đi khám sức khỏe được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày. Xin quý báo tư vấn giúp người bệnh viêm loét dạ dày cần kiêng những thực phẩm gì?

15.6069

Gần đây tôi hay bị đau vùng thượng vị, đau quặn từng cơn, đi khám sức khỏe được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày. Xin quý báo tư vấn giúp người bệnh viêm loét dạ dày cần kiêng những thực phẩm gì?

Ngô Thị Hà (Bắc Giang)

Người bị viêm loét dạ dày ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống còn đóng vai trò quan trọng. Cơ chế sinh bệnh viêm loét dạ dày là do axit làm viêm loét niêm mạc dạ dày. Những chất axit làm viêm loét dạ dày có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Người bệnh không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày, như:

- Các thực phẩm có độ axit cao, các loại quả chua như chanh, cam, bưởi chua, cà muối, dấm, mẻ, tương ớt…

- Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn… Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.

- Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè…

- Các loại thức ăn tăng tiết axit: các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc…

- Không nên ăn các loại thức ăn như chuối tiêu, đu đủ, táo…

- Hạn chế ăn các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích…

- Không ăn sữa chua, các loại nước ngọt có gas.

- Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị, dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng.

Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 - 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ; tăng cường luộc, hấp, hạn chế xào, rán.

Bác sĩ Dương Quốc Thái

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]