Lối hát Sắc bùa chúc Tết độc đáo của người Mường

Dân trí Thay vì những lời chúc tụng nhau đầu năm, người Mường ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình lại lập từng tốp để đến từng nhà hát chúc Tết vào đầu năm mới. Đây là nét văn hoá độc đáo, mang tính khích lệ với niềm mong ước vươn tới một đời sống ấm no, thịnh vượng.

0

Đi khắp các vùng miền trải dài trên đất nước hình chữ S chúng ta, không khó để được nghe những câu hát, làn điệu, câu hò…nó là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong lao động, học tập và cả trong chiến đấu của người Việt Nam. 

Phường hát Sắc bùa đến nhà người dân trong thôn bản để hát chúc tết.

Ngoài những nét văn hóa độc đáo vào mỗi ngày hội, ngày xuân như quả còn tung, chơi đu, bắn nỏ, đánh mảng, những cây nêu đón rước tổ tiên… Người Mườnghuyện Nho Quan còn có nét văn hóa cả "cõi thiêng" và "cõi tục" vô cùng đặc sắc vào mỗi dịp Tết về, đó là tục hát Sắc bùa (Thắc bùa). Cmỗi dịp Tết đến xuân về, họ lại lập thành từng tp đến từng nhà làm vang động cả bản làng. Họ hát chúc nhau, cầu mong năm mới ấm no, thịnh vượng.

Với người Mường họ cũng có những thể loại dân ca khác nhau như: Hát Rằng thường, hát Đúm, Bộ mẹng, họ hát mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi lao động trên nương. Họ hát không phải chỉ để khích lệ tinh thần lao động, mà họ còn hát để răn dạy con cháu... Trong các làn điệu dân ca ấy, nổi bật nhất vẫn là hát Sắc bùa, đây là hình thức dân ca phổ thông nhất mà chỉ có đồng bào Mường mới hát được. 

Hiện nay, người Mường ở Ninh Bình hiện có trên hai vạn người, sống chủ yếu ở các xã miền núi của huyện Nho Quan như: Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long... Mùa xuân về là dịp để đồng bào người Mường ở đây thể hiện những nét văn hoá đặc trưng của riêng mình. Trong không khí vui tươi đón chào năm mới, những cuộc hát Sắc bùa như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Mường.

Hát Sắc bùa chúc Tết của người Mường, Nho Quan vốn có có từ rất lâu trong đời sống sinh hoạt của bà con. Hát Sắc bùa vốn là hình thức dân ca nghi lễ, hát chúc mừng năm mới rất phổ biến của đồng bào Mường, nó thể hiện những khát vọng hạnh phúc, bình yên của con người trước thềm năm mới. 

Theo truyền thống, cứ đến cuối năm họ lại thành lập một phường bùa, phường bùa này có từ 4 đến 7 người, đứng đầu mỗi phường có một ông cái gọi là “Trùm phường”. “Trùm phường” thường phải là người có giọng hát tốt, có năng khiếu lĩnh xướng để đỡ giọng cho cả phường và có khả năng ứng xử tình huống nhanh. Về phong thái ăn mặc “Trùm phường” cũng phải khác những người trong đoàn, vì họ là người cầm chịch điều khiển, nên gần như họ là chỉ huy trong một dàn nhạc.

 Phường hát Sắc bùa có từ 4 đến 7 người và tập luyện trước tết nhiều ngày.

Nhạc cụ chính trong mỗi cuộc hát Sắc bùa là Cồng, Chiêng đây là loại nhạc cụ duy nhất trong mỗi cuộc hát Sắc bùa. Trước kia mỗi phường bùa ở Nho Quan có dàn Cồng, Chiêng gồm 8 loại như: Cồng tiểu, Cồng trung, Cồng đại. Họ đến từng nhà hát chúc Tết, nhưng những câu hát, ứng tác lời ca, ứng khẩu với những câu chúc tụng ngày xuân phù hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình. 

Ngay từ những ngày cuối năm, đồng bào Mường nơi đây đã chuẩn bị tập luyện từ rất sớm và bắt đầu hát từ đêm giao thừa cho tới hết ngày mồng 7 Tết. Sau thời khắc giao thừa, cả phường theo hướng dẫn của "Trùm phường" đi đến các nhà trong bản làng để hát chúc tết với mục đích nhằm chúc tụng đầu xuân hoặc chúc mừng các thành quả mà gia chủ đã đạt được trong năm cũ. Nội dung chủ yếu của các bài hát Sắc bùa thường có nhạc điệu giống nhau, dễ hát, dễ nhớ và gần gũi với đời sống dân dã thường được sáng tác sẵn và học thuộc.

Nay mừng trong họ kẻ no người đủ vui thú thái bình/ Trên tôi mừng người được ngọn đền trúc nở xinh xinh/ Dưới tôi mừng người được mọi tài mọi có/ Vì vậy trước có có câu thơ rằng mở cửa dong đèn rước lấy phúc dày…”.

Hay còn có: “Mở ngõ đã rồi/ Thiệt là chúng tui/ Sắc bùa là hiệu/ Xưa thầy dạy biểu/ Hết năm bảy ngày/ Sắc hết đông tây/ Đêm bùa trừ tịch/ Khai phương khai tịch/ Sát quỷ trừ tà/ Mừng rước xuân qua/ Cho nhà hưng thịnh...”.

Được truyền nghề từ lúc lên 10 tuổi, cụ Bùi Văn Lợi (77 tuổi), ở thôn Sấm 1, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan cho biết: “Để chuẩn bị cho hát Sắc bùa ngày đầu năm, chúng tôi phải bắt đầu tập từ 20 tháng Chạp. Bắt đầu đến thời khắc giao thừa, cả đội sẽ tập trung tại nhà văn hóa của thôn sau đó đánh Cồng, Chiêng với âm thanh rộn rã rồi xuất phát, đến từng nhà trong thôn bản để hát, chúc phát tài, phát lộc cho đến hết ngày mồng 7 tháng Giêng là kết thúc”.

Ngày nay chủ yếu là lớp trẻ người Mường, Nho Quan đảm nhận việc hát Sắc bùa.

Một cuộc hát Sắc bùa đầy đủ thường có hai phần: phần đầu có tính chất nghi lễ - phong tục, tiếp đến là phần diễn xướng góp vui có tính chất thiên về sinh hoạt văn nghệ. Trước đây, khi mở đầu cuộc hát Sắc bùa ở mỗi nhà thường có tục "tróc quỹ", "trừ tà" và việc này do chính "Trùm phường" hoặc một thầy cúng tiến hành. 

Nhưng ngày nay nhận thức cao hơn, nên tục lệ này đã bỏ. Trải qua quá trình phát triển của xã hội, với sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá hiện đại, tục hát Sắc bùa ngày nay cũng đã có những biến tấu, cả về nội dung và hình thức thể hiện cho phù hợp với lối sống hiện đại. Nhưng dù có thay đổi thế nào đi nữa thì, hát sắc bùa vẫn là một nét văn hóa độc đáo trong ngày tết của người Mường ở nơi đây.

Đức Văn


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]