Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức luôn là đề tài "nóng" của các bà mẹ trẻ thời nay.

15.6112

Theo đó, sữa công thức mang lại những tiện dụng nhất định và được nhiều bà mẹ cân nhắc chọn lựa khi chăm sóc bé sơ sinh. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em chia sẻ: "Nguồn sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích "cho sự phát triển của trẻ".

1. Chất béo

Sữa mẹ là một dạng mô sống ở thể lỏng tương tự như máu, với khoảng 4000 tế bào sống hoạt động trong 1ml sữa. Sữa mẹ có chứa nguồn dưỡng chất omega 3, giúp hình thành các neron thần kinh, vận chuyển gluco – dưỡng chất chính cho quá trình hoạt động của não. Hơn nữa, omega 3 còn giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có DHA, AA và các enzyme lipase – enzim giúp tiêu hóa chất béo. Trong khi đó, một số loại sữa công thức quảng bá rằng có chứa các dưỡng chất tốt cho sự phát triển như DHA, AA và trẻ sẽ thông minh hơn sau khi uống. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy trẻ sơ sinh có thể hấp thụ được những dưỡng chất đó trong sữa công thức.

Hơn nữa, mỗi lần bé bú mẹ sẽ nhận được sự kích thích tốt cho sự phát triển của trí não hơn khi bú bình. Sữa công thức cũng không thay đổi theo sự phát triển của trẻ, mặc dù, có những sản phẩm khác nhau thích hợp cho trẻ ở độ tuổi khác nhau.

2. Protein

Protein là dưỡng chất giúp hình thành các tế bào. Trong sữa bò hàm lượng protein cao hơn sữa mẹ gấp 3 lần - là hàm lượng không thích hợp cho trẻ trong quá trình tiêu hoá. Thành phần cơ bản của protein sữa mẹ và sữa bò là casein và whey - nhưng trong sữa bò tỉ lệ giữa 2 thành phần này là 3:1 còn trong sữa mẹ là 1:3 - đây là tỷ lệ lí tưởng cho quá trình tiêu hoá của trẻ. Trong sữa mẹ chất alpha- lactoglobulin chiếm ưu thế- trong khi ở sữa bò chất beta- lactoglobulin lại là chủ yếu. Beta- lactoglobulin là tác nhân gây dị ứng cho trẻ. Để giúp trẻ tiêu hóa các protein này, các nhà sản xuất đã thêm vào một số chất dinh dưỡng khác, khiến trẻ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, nên có thể cản trở sự phát triển đường ruột ở trẻ nhỏ.

3. Vitamin và khoáng chất

Sữa mẹ cho năng lượng cao hơn sữa bò. Chất đường trong sữa mẹ có nhiều lactose gấp 2 lần sữa bò, rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và giúp các vi khuẩn có ích trong đường ruột phát triển. Chất béo cao hơn sữa bò trong sữa mẹ có vai trò là chất chuyên chở những vitamin tan trong chất béo như vitamin A và D cùng với axít linoleic - đóng vai trò sống còn cho sự phát triển thần kinh và các chức năng mô. Hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ cao gấp 2 lần sữa bò, nên trẻ bú sữa mẹ không bao giờ thiếu vitamin A. Sữa mẹ cũng nhiều vitamin hơn sữa công thức. Các nhà sản xuất sữa công thức có xu hướng thêm nhiều vitamin và khoáng chất vào sữa hơn so với lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ nhỏ. Những vitamin và khoáng chất còn sót lại trong cơ thể khiến gan và thận của trẻ sơ sinh phải làm việc "vất vả" hơn để có thể bài tiết được hết, điều này không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Hơn nữa, canxi trong sữa mẹ có tỉ lệ hấp thu cao. Trẻ bú mẹ đầy đủ sẽ không bị còi xương, thiếu máu (sữa mẹ có Lăctoferin) do thành phần chất khoáng phù hợp với nhu cầu của trẻ.

4. Thúc đẩy hệ thống miễn dịch


Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều thành phần kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng mà sữa bột không có, nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh tiêu chảy, viêm phổi và các bệnh khác... Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, ezema như ăn sữa bò.

5. Trẻ ít ốm đau khi bú sữa mẹ

Sữa mẹ trong những ngày đầu chứa nhiều protein. Trong đó 50% hàm lượng protein là các globulin miễn dịch (chủ yếu là IgA), có tác dụng chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Các kháng thể này nằm trong đường ruột có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn các loại virus và làm trung hoà các độc tố. Trong khoảng 2 tháng đầu tiên, sữa mẹ được coi là liều văcxin hiệu nghiệm cho cơ thể non yếu của trẻ.

Các nghiên cứu cho thấy, ngoài sữa mẹ không có bất cứ một loại sữa nào có chứa các kháng thể này. Sữa non còn giúp trẻ giải phóng cứt su, làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh vàng da sau khi sinh. Các khảo cứu gần đây tại Phần Lan cho thấy, chỉ có khoảng 25% trẻ bú sữa mẹ hay bị đau ốm, trong khi đó có tới 97% trẻ không bú sữa mẹ bị đau ốm thường xuyên.

Trẻ bú sữa mẹ (ít nhất 6 tháng đầu) có thể tránh được nguy cơ mắc nhiều loại bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp... Vì trong sữa mẹ có chứa chất globulin miễn dịch. Trong sữa mẹ có lactoferin- một protein gắn với chất sắt ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn có hại. Sự hiện diện của dưỡng chất tự nhiên nucleotide trong sữa mẹ với hàm lượng 69-72mg/l giúp tăng cường đề kháng với bệnh nhiễm khuẩn như bạch hầu, viêm màng não, tránh được các bệnh béo phì, xơ vữa động mạch.

Tiến sĩ Thomas Hegyi thuộc trường Đại học Y khoa New Jersey đã cùng các cộng sự thử nghiệm thành công hoạt động chống oxy hóa của sữa mẹ giúp phòng ngừa một số căn bệnh về tiêu hóa hoặc về măt.

6. Cho con bú sữa mẹ có tác động tích cực tới việc phát triển trí não của trẻ

Việc hàng ngày bế ẵm và âu yếm khi cho con bú giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc và trí thông minh. Các nhà nghiên cứu tại Thuỵ Điển và Anh cho thấy, nhưng đứa trẻ được bú sữa mẹ trong năm đầu nhanh biết nói và học sáng dạ hơn, đến khi trưởng thành là những người có tính tự lập cao, có IQ cao hơn so với những đứa trẻ chỉ được bú mẹ 1-2 tháng đầu hoặc không được bú mẹ.

Nghiên cứu của Đại học McGill (Canada) cũng cho thấy các cháu bé nuôi bằng sữa mẹ khi lên 6 tuổi làm các test IQ tốt hơn 25% so với các cháu nuôi bộ. Tất cả những nghiên cứu của các trường Đại hcọ danh tiếng đều cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ nâng cao sự nhận thức ở trẻ nhỏ.

7. Trẻ bú sữa mẹ ít bị nguy cơ mắc loãng xương và thoái hoá cột sống khi về già

Các nghiên cứu tại Trung tâm Trẻ em Ba Lan cho thấy, tỷ lệ giữa các khoáng chất canxi phôtpho và magnez có trong sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển hệ xương của trẻ. Các hợp chất của protein sữa mẹ hấp thụ hoàn hảo hàm lượng sắt đáp ứng nhu cầu phát triển cơ thể. Những yếu tố này có tác động rất lớn tới sự phát triển bền vững lâu dài của hệ xương cho tới khi về già. Các nghiên cứu tại Ba Lan cho thấy, những trẻ được bú mẹ trong năm đầu tiên ít bị nguy cơ loãng xương gấp 3-5 lần so với những người khi mới sinh không được bú sữa mẹ.

8. Cho con bú giúp bảo vệ sức khỏe của người mẹ

Cho con bú sẽ giúp dạ con của người mẹ sẽ sớm co lại như lúc ban đầu. Như vậy, sẽ làm giảm băng huyết, tránh thiếu máu và giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú cho người mẹ.

Nghiên cứu tại bệnh viện Brigham and Women tại Boston (Mỹ) cho thấy, những phụ nữ nuôi con bằng sữa của mình ít có khả năng bị viêm khớp mãn tính hơn những người không cho con bú. Những người mẹ cho con bú được 24 tháng sẽ giảm 50% nguy cơ viêm khớp.

Những bà mẹ nuôi con bằng sữa của mình ít bị nguy cơ ung thư và loãng xương. Khi cho con bú cơ thể gia tăng giải phóng hormon prolactin tác động tích cực tới tâm lý người mẹ, giảm những mệt mỏi và stress.

9. Bảo vệ nguồn sữa mẹ

Muốn có sữa cho con bú thì người mẹ ngay trong thời kỳ có thai cần được ǎn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, giúp người mẹ tǎng cân tốt (10 - 12kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh.

Khi nuôi con bú, điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ cần được ǎn đủ, uống đủ, ngủ đủ. Người mẹ nên ǎn uống bồi dưỡng. Khẩu phần ǎn cần cao hơn mức bình thường. Hàng ngày ǎn thêm vài bát cơm, một ít thịt, cá, hoặc trứng, một ít rau đậu. Nên ǎn thêm quả chín để có đủ vitamin. Các món ǎn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ thường có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các thức ǎn gia vị như ớt, hành, tỏi có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.

Khi cho con bú, nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa.

Người mẹ cho con bú nên uống nhiều nước nhất là cháo, nước quả, sữa... (mỗi ngày khoảng một lít rưỡi đến hai lít).

Vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ, cho nên tinh thần của người mẹ phải thoải mái, tự tin tránh những cǎng thẳng, cảm xúc buồn phiền, lo âu, mất ngủ. Chế độ lao động nghỉ ngơi sau khi sinh đẻ có ảnh hưởng đến bài tiết sữa.

Điều quan trọng để tạo nhiều sữa, người mẹ cần cho con bú thường xuyên và bú đúng cách. Trẻ ngậm bắt bú đúng sẽ bú có hiệu quả và tránh đau rát vú.

Để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ bởi vì sữa mẹ là thức ǎn tốt nhất cho trẻ, cần cho trẻ bú sớm 30 phút sau khi sinh, cho trẻ bú hoàn toàn 6 tháng đầu, không nên cai sữa trước 12 tháng, nên cho trẻ bú đến 18-24 tháng. Trong thời gian nuôi con người mẹ cần được ǎn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái, lao động nghỉ ngơi hợp lý, được sự quan tâm của mọi người trong gia đình

Chuỗi bài viết: Mẹ kể con nghe


HT tổng hợp


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]