Lời khuyên dành cho bà mẹ mang đa thai

15.6018

Trong những thập kỷ gần đây, số trường hợp mang song thai, đa thai tăng lên đáng kể. Ngoài niềm vui “sinh một lần bằng người ta sinh mấy lần” thì bạn cũng cần quan tâm đến sức khỏe của mình và các em bé nhiều hơn các bà Bầu bình thường.

1. Nguyên nhân

Hiện nay giới khoa học xác định được một số nguyên nhân bà mẹ mang đa thai như sau:

- Do di truyền. Nếu gia đình người phụ nữ có người sinh đôi, sinh ba,… thì có khả năng cô ta cũng sẽ sinh đôi, sinh ba,…

- Phụ nữ gốc châu Phi có khả năng sinh đa thai hơn phụ nữ gốc Âu và gốc Á.

- Những người từng có tiền sử sinh đôi, sinh ba,…

- Dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài.

- Những người điều trị vô sinh bằng cách kích thích trứng rụng.

Trong thực tế, trường hợp sinh đôi nhiều hơn sinh ba, sinh bốn,… Trong đó phổ biến là sinh đôi. Số ca sinh ba chỉ chiếm 1/7000 người; sinh bốn, sinh năm,… chiếm 1/47.000.000 người.

2. Nguy cơ gặp phải

Nguy cơ hàng đầu mà người mẹ mang đa thai có thể gặp phải là đẻ non. Người phụ nữ mang 1 thai có thể sinh sau 38 – 40 tuần mang thai còn phụ nữ mang đa thai thường sinh ở tuần thứ 35 – 37 của thai kỳ. Trong đó, gần 50% số ca đa thai sinh ở tuần thứ 35. Những em bé sơ sinh này cũng gặp rất nhiều nguy hiểm như: các biến chứng đường hô hấp, tiêu hóa, mắt, hệ thần kinh,…

Nguy cơ thứ hai là: Bà mẹ mang thai đôi, thai ba,… thường dễ bị tiền sản giật, tiểu đường khi mang thai, các vấn đề về vị trí bánh rau, về sự phát triển của thai nhi, dây rốn quấn cổ,… Theo đó, tử cung của người mẹ có hạn và vừa đủ cho 1 em bé phát triển bình thường, nếu mang đa thai, các bé sẽ phải chia sẻ không gian trong tử cung chật hẹp, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.

3. Khỏe mạnh khi mang đa thai

- Nguyên tắc đầu tiên mà người mẹ mang thai đôi, thai ba,… cần áp dụng là phải ăn nhiều và đa dạng các loại thực phẩm. Đặc biệt, cần ăn đủ protein, canxi và axit folic. Mang đa thai cần lượng sắt nhiều hơn. Thiếu sắt gây thiếu máu, khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn, lượng ôxy giảm khiến các thai nhi bị ảnh hưởng. Nên ăn nhiều cam, sữa chua để sắt được hấp thụ tốt nhất.

- Thường xuyên đi khám hơn để bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe của mẹ và sự phát triển của các bé. Tốt nhất, nên tìm các bác sĩ có kinh nghiệm. Nên khám phụ khoa thường xuyên đề phòng nấm và viêm nhiễm đường âm đạo.

- Nên tìm hiểu và đề phòng việc sinh non. Chuẩn bị tâm lý sinh mổ vì đa phần các ca sinh nhiều hiện nay, các bác sĩ đều mổ lấy thai để an toàn cho mẹ và các bé.

- Mang nhiều em bé trong bụng không có nghĩa là bạn phải tăng lượng vitamin.

- Bà mẹ mang đa thai phải tăng cân nhiều hơn các bà mẹ mang 1 thai.

- Khi tắm, bạn nên tắm bồn và cần có người đỡ bạn đứng dậy

Theo Tạp chí Bầu

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]