Lời khuyên khi trẻ bị chậm nói

Từ 12 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về mặt ngôn ngữ. Từ lúc chỉ biết "ê a", trẻ dần biết nói các từ đơn, từ đôi, đoạn 4 từ rồi cả một câu ngắn.

0

Nguyên nhân gì khiến trẻ chậm nói?

Về mặt thể chất:

Vnexpress cho biết, nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói...

Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do vì sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Về mặt tâm lý:

Nhiều ba mẹ thường để trẻ xem TV hay dùng điện thoại thông minh để bé ngồi yên, ăn ngoan hay mình rảnh làm việc nhà... Tuy nhiên, đây lại là một trong những lý do phổ biến khiến trẻ chậm nói. Trẻ xem TV như thế trong một thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển ngôn ngữ, cũng như tạo tiền đề cho nhiều hội chứng khác.

Lý do là, khi xem TV và sử dụng điện thoại thông minh, trẻ không cần phải nói, không cần suy nghĩ, chỉ ngồi yên và nhìn, đưa tay chỉ, chạm vào màn hình dần tạo thói quen lười nói và giao tiếp ở trẻ.

Ngoài ra, nguyên nhân gây chậm nói còn có thể đến từ các hội chứng tự kỷ, tăng động kém chú ý. Cha mẹ khi phát hiện con chậm nói nên cho bé đi khám ngay.

Lời khuyên

Sức khỏe và đời sống cho biết, theo chuyên viên âm ngữ Nguyễn Thị Hòa, thời điểm những năm tháng đầu đời có vai trò quyết định đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

(Ảnh minh họa)

Ở từng giai đoạn, trẻ có những bước tiến cơ bản trong giao tiếp. Cha mẹ cần theo dõi để có sự thăm khám, can thiệp kịp thời nếu phát hiện bất thường ở trẻ.

Trẻ chậm nói có thể do cơ quan thính lực, cơ quan phát âm có vấn đề, do dị tật ở não, một số bệnh lý như hội chứng Down, trẻ có thể trạng cơ mềm nhão, động kinh thể đặc biệt.

Ngoài ra, cũng có thể do nguyên nhân về tâm lý, môi trường như trẻ không được tắm mình trong môi trường ngôn ngữ (gia đình quá cưng chiều hoặc quá bận rộn, bỏ bê không nói chuyện nhiều với trẻ, trẻ xem tivi nhiều), đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ (thoái lùi, câm nín chọn lọc).

Nên đưa con đi khám ngôn ngữ khi có các dấu hiệu

- Trẻ sơ sinh không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh nào.

- Từ 12 đến 24 tháng:

Không sử dụng điệu bộ, cử chỉ (chỉ và vẫy tay bye bye khi được 12 tháng).

Thích dùng cử chỉ hơn lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi.

Không bắt chước được âm thanh khi đến 18 tháng tuổi.

Có khó khăn trong việc hiểu và làm theo các yêu cầu đơn giản.

- Từ 2 tuổi trở lên:

Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động.

Không phát âm từ hoặc các cụm từ.

Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại.

Không thể sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp, trò chuyện.

Không thể làm theo các chỉ dẫn đơn giản.

Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hay giọng the thé).

Khó khăn trong việc hiểu.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]