Lựa chọn và chế biến thực phẩm đúng cách

Sau khi nấu chín, thức ăn phải được ăn ngay vì nếu để nguội dần ở nhiệt độ thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển.

15.5981
>> vn

Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, từ đầu tháng 4/2012 đến giữa tháng 5/2012, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 10 vụ ngộ độc thực phẩm với 972 người mắc, trong đó có 726 người phải nhập viện và 4 trường hợp tử vong. Nguyên nhân của các vụ ngộ độc này phần lớn do thức ăn nhiễm vi sinh vật độc hại - những loại vi khuẩn thường sinh sôi mạnh trong mùa hè…

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đưa ra 10 "nguyên tắc vàng" trong chế biến thực phẩm an toàn, đầu tiên phải kể đến việc chọn thực phẩm an toàn. Trong khi có rất nhiều chủng loại thực phẩm khác nhau thì người tiêu dùng cần biết cách chọn các thực phẩm an toàn. Cụ thể như thịt, cá, rau quả, thực phẩm bao gói sẵn... phải còn tươi, có nhãn mác, còn hạn sử dụng và được mua ở những cửa hàng cố định.

Không để thực phẩm sống, chín lẫn lộn. Ảnh: TL

Tiếp đến là khâu chế biến thức ăn cần được chú trọng, bởi rất nhiều thực phẩm sống như thịt gia súc, gia cầm, trứng và sữa chưa tiệt trùng có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh. Các thực phẩm cần được đun nấu kĩ trước khi ăn. Sau khi nấu chín, thức ăn phải được ăn ngay vì nếu để nguội dần ở nhiệt độ thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao.

Đối với thức ăn thừa, hoặc thức ăn chế biến sẵn nếu muốn bảo quản phải để ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 6000C), lạnh (gần hoặc dưới 1000C). Đây là nguyên tắc quan trọng nếu muốn bảo quản thực phẩm qua 4 hoặc 5 tiếng. Đặc biệt chú ý, tất cả các loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản bởi trong một tủ lạnh có nhiều thực phẩm nấu chín không có đủ độ lạnh nhanh cần thiết. Khi thực phẩm vẫn giữ được độ ấm lâu (trên 100C), vi khuẩn phát triển mạnh, nhanh đủ đạt tới mức gây bệnh.

Trước khi chế biến thực phẩm cần rửa tay kĩ, trong quá trình chế biến cần giữ tay sạch sẽ. Sau khi chế biến thực phẩm sống (như cá, thịt) nhớ rửa lại tay thật sạch trước khi chế biến các thực phẩm khác; không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín. Dao, thớt sau khi chế biến thịt sống không được dùng để thái thực phẩm đã nấu chín nhằm tránh tái sản sinh các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.
 
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng lưu ý người chế biến thực phẩm cần giữ bề mặt chế biến, bếp hay bất kì bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm luôn khô ráo, sạch sẽ vì thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm. Chỉ cần một lượng nhỏ thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của mầm bệnh.

Trong quá trình chế biến thực phẩm, mọi người cần sử dụng nguồn nước sạch. Đun sôi nước trước khi sử dụng chế biến thực phẩm hoặc làm đá cho các đồ uống. Cẩn thận với mọi loại nước dùng để chế biến bữa ăn cho trẻ em.

Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đưa ra một số cách xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, đó là khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu...) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện; vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh; thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột... và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

AloBacsi.vn (Theo Pháp luật & Xã hội)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]