Lươn - món ngon, thuốc bổ

Trên thế giới, lươn được xếp vào hạng “sơn hào hải vị” dành riêng cho thượng khách. Lươn còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền.

15.5874


Lươn là món ăn đặc sản của người Việt Nam. Ở nam bộ có nhiều phương thức chế biến từ đơn giản đến cầu kỳ như lươn xào lăn, lươn xé phay, lẩu lươn... tại miền bắc, món ăn nổi tiếng nhất có lẽ là miến lươn.

Trên thế giới, lươn cũng được xếp vào hạng “sơn hào hải vị” dành riêng cho thượng khách, cho các vị nguyên thủ quốc gia… nhưng lươn còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền.

Lươn trong Y Học cổ truyền

Theo Đông y, lươn hay thiện ngư có tác dụng bồi bổ khí huyết, trừ được phong thấp. Theo y dược Trung Hoa, lươn có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp, trĩ nội, bệnh huyết trắng của phụ nữ. Phụ nữ có thai không nên dùng lươn. Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn (thiện ngư huyết) có khả năng tăng cường “dương khí”, giúp máu huyết lưu thông, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục.

Theo dinh dưỡng của y học Trung Quốc hiện đại, lươn cũng được chia làm 2 loại:

- Lươn có vi hay lươn biển (Anguilla Japonica) sống tại các con sông Dương Tử Giang, Minh Giang, đảo Hải Nam: có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh mạch thuộc can và thận, có khả năng bổ dương, chữa được các chứng phong thấp.

- Lươn không vi hay lươn nước ngọt (Monopterus Albus): vị ngọt, tính ấm, tác dụng vào kinh mạch thuộc tỳ và thận, có khả năng tăng cường khí huyết, bổ gan, bổ xương và trị được phong thấp.

Một vài ứng dụng trong điều trị

Để chữa tiêu chảy với phân có đàm nhớt và máu: nướng một con lươn nước ngọt sau khi mổ bỏ ruột gan và tạng phủ. Sau đó rang với 10g đường vàng, tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày 3-4 lần, mỗi lần 1-2 muỗng cà phê.

Để chữa bệnh trĩ: ăn thịt lươn (lươn biển hay lươn nước ngọt) để giúp cầm máu và trị búi trĩ. Khi nấu lươn nên dùng nồi đất vì lươn kỵ kim khí và nồi đất làm bớt mùi tanh của lươn. Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn với kim loại.

Để trị chứng suy nhược do lạm dụng tình dục: đun lươn (lươn biển) với rượu chát đỏ đến khi cạn (1 con dùng 250ml rượu). Sau đó nướng lươn đã nấu chín (cả da lẫn xương), xong tán thành bột. Uống mỗi ngày từ 7-10g với rượu tùy theo tình trạng suy nhược.

Để chữa trị phong thấp: nên dùng lươn um (hầm) chung với sả và rau ngổ.

Cũng có thể nấu cháo lươn với đỗ trọng, lá dâu tằm và ngũ gia bì.

Để chữa trị chứng bất lực: Lươn được hầm chung với hà thủ ô, hạt sen, mộc nhĩ (nấm mèo) hay nấm linh chi. Có thể thêm lá lốt.

AloBacsi.vn
Nguồn video: Youtube
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]