Mãn kinh trước tuổi: phòng ngừa có được không?

Trung bình cứ 100 phụ nữ trước tuổi 40, cứ 1.000 trường hợp trước tuổi 30 có một có thể nghe kết luận chẩn đoán: mãn kinh - GS. BS Malgorzata Binkowska khẳng định.

15.6494

+ Thưa giáo sư, bạn gái tôi đã vài năm phấn đấu để có thai. Vô hiệu. Sau hàng loạt xét nghiệm, bác sĩ phụ khoa kết luận: mãn kinh sớm. Bạn tôi mới ngoài ba mươi tuổi. Mãn kinh trước tuổi bốn mươi?

- Bạn gái của chị là trường hợp cá biệt. Trung bình cứ 100 phụ nữ trước tuổi 40, chỉ có một trường hợp không may rơi vào tình trạng như vậy; trước tuổi 30 - trung bình cứ 1.000 trường hợp - có một và trước tuổi 20 - trung bình cứ 10.000 trường hợp - có một. Nguyên nhân rất khác nhau và thường khó nhận biết. Xin nói thêm, y học hiện đại còn phân loại dạng mãn kinh sớm, tức hiện tượng cạn kiệt hoạt động hoóc-môn buồng trứng vào quãng giữa 40 và 45 tuổi. Những trường hợp dạng này đông đảo hơn.

+ Giáo sư có thể giải thích, tại sao giới hạn rơi vào tuổi 45?

- Bởi trong nhóm sắc tộc, vị trí địa lý và khí hậu phụ nữ bước vào thời mãn kinh tự nhiên trung bình ở tuổi 51 với sai số 5 năm nhỏ hơn hoặc lớn hơn thời điểm có thể, tức con số thống kê lấy quãng giữa 46-56 tuổi. Thế nên, sẽ là bất thường - nếu mãn kinh xuất hiện trước 46 tuổi.

+ Với những trường hợp "bất thường", triệu chứng có giống mãn kinh sinh lý tự nhiên?

- Tương tự - và cường độ có thể mạnh hoặc yếu hơn. Đó là những làn sóng "bốc hỏa" đột ngột, tức những cơn khí nóng bốc lên đầu, đi liền với nó là tình trạng vã mồ hôi hột, rối loạn giấc ngủ, tâm trạng bức bối, cáu giận vô cớ, mệt mỏi toàn thân và tính khí thất thường. Bất chợt tắt kinh hoặc kinh nguyệt thất thường sau khi ngừng sử dụng giải pháp ngừa thai hoóc-môn có thể là dấu hiệu đầu tiên. Tuy nhiên bởi lẽ gần như tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh nở đều có thể chứng kiến tình trạng kinh nguyệt chậm hai-ba tuần hoặc thậm chí không xuất hiện suốt hai-ba tháng, nên không vội kết luận, đã mãn kinh.

Trước tiên cần loại trừ khả năng "vỡ kế hoạch" và xem xét những nguyên nhân tắt kinh dễ gặp khác. Cần phải nghiêm túc tham khảo ý kiến bác sĩ, bởi nguyên nhân có thể vì tình trạng stress đột xuất, do sử dụng thuốc chữa bệnh hoặc tác dụng phụ của giảm béo. Không hiếm trường hợp chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi, quan sát nghiêm túc và tiến hành xét nghiệm hoóc-môn.

+ Giáo sư có thể cho biết, cần làm những xét nghiệm gì?

- Trước tiên cần làm xét nghiệm nồng độ estrogen và các hoóc-môn vùng chân đồi não bộ - những hợp chất kích thích hoạt động của buồng trứng, ngoài ra chúng tôi đánh giá chức năng của buồng trứng và tử cung qua kết quả siêu âm và tập hợp thông tin về tình trạng sức khỏe của đối tượng đến thời điểm đó. Chúng tôi cũng tìm hiểu về những triệu chứng mãn kinh điển hình: có bị triệu chứng "bốc hỏa"? Có vã mồ hôi hột? Có mất ngủ? Tim loạn nhịp? Khó tập trung? Cũng như cảm giác khô hạn nơi thầm kín hoặc tình trạng đau rát gia tăng trong những lúc "chiều chồng"?

Đối tượng cũng có thể cảm thấy trầm uất, buồn rầu - một phần do hậu quả thiếu hụt estrogen đặc trung của thời mãn kinh. Ngoài ra, nếu mẹ và bà ngoại từng mãn kinh sớm, có thể đối tượng bị rối loạn di truyền. Những bệnh từng mắc thời thơ ấu cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đặc biệt là hậu quả của quá trình điều trị các bệnh ung thư, bởi một số dạng xạ trị và hóa trị có thể làm thui chột chức năng của buồng trứng và đồng thời đẩy nhanh quá trình lão hóa.

+ Cần lưu ý đến vấn đề gì trong các xét nghiệm hoóc-môn?

- Theo lập luận nồng độ estrogen - estradiol quan trọng nhất cần phải rất thấp, trong khi nồng độ FSH, tức hoóc-môn vùng chân đồi não bộ - hợp chất kích thích tế bào trứng phát triển, đồng thời sản xuất estrogen, phải cao. Những xét nghiệm này cần thực hiện lặp lại sau 4-6 tuần và sau vài tháng, để khẳng định, hiện tượng chỉ mang tính nhất thời hay ổn định. Cũng cần tiến hành những trắc nghiệm hoóc-môn cơ bản, để đánh giá, việc bổ sung hoóc-môn thứ hai của buồng trứng quan trọng nhất - progesteron - có thể dẫn đến hành kinh.

Ngoài ra người ta cũng áp dụng trắc nghiệm estrogen - progesteron để loại trừ những nguyên nhân gây tắt kinh khác.

+ Theo giáo sư, nguyên nhân gặp nhiều nhất của mãn kinh sớm là gì?

- Không hiếm trường hợp rất khó chẩn đoán. Có thể là hậu quả những rối loạn liên quan đến nhiều tuyến, thí dụ đối tượng mắc bệnh tuyến giáp - nơi xuất hiện kháng thể làm tổn thương cấu trúc và chức năng của cơ quan này. Có thể xuất hiện kháng thể tấn công buồng trứng. Tình trạng vẫn xảy ra trong nhiều bệnh tự miễn dịch.

Nguyên nhân cũng có thể vì các chất độc môi trường dẫn đến tình trạng thoái hóa hoóc-môn - hiện tượng có thể làm tổn thương cấu trúc buồng trứng, hoặc do virus, thí dụ bệnh quai bị tấn công ở tuổi trưởng thành. Virus quai bị có thể làm thui chột không chỉ khả năng sinh sản của đàn ông - thực tế đã biết từ lâu, mà cả phụ nữ.

Gần đây ngày càng nhiều đối tượng từng áp dụng liệu pháp điều trị ung thư trở thành nạn nhân của mãn kinh trước tuổi. Ngoài ra cũng có thể liên quan đến một số hội chứng di truyền đã được mô tả.

+ Các rối loạn dinh dưỡng có phải là thủ phạm?

- Hội chứng sợ ăn, háu ăn, sự thay đổi cân nặng đột ngột có thể dẫn đến tình trạng tắt kinh lâu dài, song cơ chế xuất hiện những rối loạn ấy khác hẳn. Sản xuất estrogen khi ấy rất thấp, song nồng độ các hoóc-môn kích thích trứng hoạt động cũng thấp. Nỗ lực từng bước cải tiến thực đơn và thay đổi cân nặng có thể phục hồi hoạt động tự nhiên của hoóc-môn buồng trứng. Trái lại hút thuốc lá chắc chắn thúc đẩy nhanh thời gian mãn kinh (rút ngắn từ 18 tháng đén 24 tháng so với bình thường), bởi hút thuốc thường xuyên làm tổn thương cấu trúc mỏng manh của buồng trứng.

+ Thế còn tác động của stress?

- Cũng may, những sự kiện bi đát, sốc tâm lý chỉ dẫn đến tình trạng tắt kinh trong thời gian nhất định.

+ Thưa giáo sư, tương lai đối tượng thế nào - trường hợp chẩn đoán mãn kinh trước tuổi đã kết luận?

- Tuổi mãn kinh trở thành tuổi sinh học của đối tượng. Vậy nên thậm chí nếu đối tượng mới 30 tuổi, song về mặt sinh học đã 50 tuổi. Tình trạng thiếu hụt trầm trong và không bình thường estrogen vào lứa tuổi này sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa.

+ Có thể nhận ra dấu hiệu già trước tuổi?

- Có thể. Thoạt tiên da mặt khô vì mất nước, tiếp theo các nếp nhăn xuất hiện nhanh hơn. Đó là những biểu hiện bên ngoài. Bên trong sẽ gia tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh hệ tim-mạch, bệnh loãng xương, bệnh Alzheimer (mất trí nhớ). Vì thế nạn nhân hội chứng mãn kinh trước tuổi cần áp dụng liệu pháp hoóc-môn thay thế, để tự bảo vệ trước những mối đe dọa đã kể và đẩy lùi thời gian bệnh xuất hiện.

+ Theo giáo sư, nên áp dụng liệu pháp hoóc-môn thay thế trong thời gian bao lâu?

- Tối thiểu đến 51 tuổi, tức thời điểm đa số phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh sinh lý học.

+ Liệu pháp mang lại lợi ích gì?

- Ngoài tác dụng giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các bệnh hệ tim-mạch đặc biệt nguy hiểm, liệu pháp hoóc-môn còn phát huy vai trò xoa dịu những triệu chứng mãn kinh, giúp nạn nhân cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái hơn - cả về thể chất và tâm lý.

Nên nhớ, với tác động của liệu pháp, đối tượng có thể vẫn tiếp tục hành kinh. Tất nhiên chỉ là sự ra máu do tác động nhân tạo của hoóc-môn, các chu kỳ không có trứng rụng, song đối tượng vẫn có cảm giác bình thường như đồng loại - vẫn thường xuyên phải mua băng vệ sinh và cảm thấy, như không hề có chuyện gì khác lạ, không còn mặc cảm xấu hổ.

+ Tại sao phải xấu hổ?

- Mọi người không biết, mãn kinh trước tuổi là gì. Phụ nữ hoảng sợ, bởi mãn kinh - thí dụ ở tuổi 30 - là chuyện kinh khủng. Bản thân nạn nhân cảm thấy mình "bị huyết tật" và e ngại đối tác coi thường. Tiếc rằng thực tế vẫn xáy ra như thế. Trong khi đối tượng vẫn quyến rũ, trẻ, đẹp. Đơn giản, chỉ vì cơ thể thiếu một hoóc-môn và hoàn toàn có thể bổ sung.

+ Giáo sư nói như vậy có nghĩa, đối với nhiều người, phụ nữ chỉ là phụ nữ - một khi buồng trứng còn hoạt động?

- Đúng thế. Quan niệm sai lầm bắt nguồn từ sự thiếu hụt kiến thức sơ đẳng về sinh học con người.

AloBacsi.vn
Theo Quỳ Hoa - Tri Thức Trẻ
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]