Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ sẩy thai đối với phụ nữ dưới 40 tuổi là 10-20%, 35% ở tuổi 40-44 và tới hơn 50% ở lứa tuổi 45. Nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng sẩy thai là do bất thường nhiễm sắc thể.

Tỉ lệ thai chết lưu sau 20 tuần đầu của thai kỳ với phụ nữ trên 40 tuổi cao hơn 2-3 lần so với phụ nữ mang thai ở độ tuổi 20.

Nguy cơ dị tật tim bẩm sinh thì cứ 1.250 bé sẽ có 1 bé bị dị tật tim bẩm sinh khi bà mẹ sinh con ở tuổi 25, nhưng khi bà mẹ 40 tuổi mới sinh thì trong 100 bé sẽ có 1 bé mắc phải.

Nguy cơ hội chứng down xảy ra ở bà mẹ 30 tuổi là 1 bé trong 965 bé và khi mẹ 40 tuổi là 1 bé trong 109 bé.

Những rủi ro khác cũng tăng theo tuổi tác như bệnh tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, sinh non, trẻ sinh nhẹ cân… và nguy cơ đẻ mổ phổ biến hơn với phụ nữ mang thai ở độ tuổi 40.

Nếu người phụ nữ quyết tâm mang thai khi đã tuổi 40 thì nên chuẩn bị đầy đủ điều kiện kinh tế, tình trạng sức khỏe tốt. Ngay khi có thai nên có 1 bác sĩ sản khoa riêng để chăm sóc, theo dõi sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cần làm các xét nghiệm để sàng lọc, chẩn đoán sức khỏe của thai nhi.

Trong ăn uống cũng cần lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành mạnh nhất. Nên theo dõi cân nặng và tập thể dục đều.

Khi có các biến chứng như chảy máu, đau bụng, chuột rút ở chân, đau đầu kéo dài, ngất xỉu, khó thở, đau ngực, thai nhi ít máy…ngay lập tức phải đến bác sĩ để theo dõi và điều trị kịp thời.