Mật gấu không có tác dụng chữa bệnh

Dân trí Đoạn phim sẽ lên sóng trên kênh truyền hình trung ương và địa phương từ tháng 6 này mô tả cảnh bác sĩ khám cho một bệnh nhân đã sử dụng mật gấu để chữa bệnh, nhưng bệnh không hề thuyên giảm.

15.6037
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) mới hoàn thành và cho ra mắt đoạn phim tuyên truyền ngắn thứ hai trong năm 2011 nhằm nâng cao nhận thức của người dân, hướng đến mục tiêu giảm thiểu nhu cầu và tình trạng tiêu thụ mật gấu tại Việt Nam.
 
Theo ENV, đoạn phim tuyên truyền dự kiến được phát sóng trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương từ tháng 6/2011 mô tả cảnh một bác sĩ tới thăm khám cho một bệnh nhân. Trước khi nhập viện, bệnh nhân này đã sử dụng mật gấu để chữa bệnh, nhưng bệnh không hề thuyên giảm.
 
Vì thế, các sĩ đã khuyến cáo bệnh nhân mật gấu không phải là thần dược và qua đó, ông kêu gọi cộng đồng nếu có bệnh, hãy tìm đến các phương pháp y học chuyên nghiệp hơn là tin dùng mật gấu.
 
Trước đó, kết quả chương trình nghiên cứu do ENV thực hiện đã với hơn 3.000 người dân sinh sống tại 3 thành phố lớn: Hà Nội (khu vực phía Bắc), Đà Nẵng (khu vực miền Trung), và TP.HCM (khu vực phía Nam) nhằm phân tích động cơ của người tiêu dùng mật gấu cho thấy:  22% những người được hỏi đã từng sử dụng mật gấu, trong đó Hà Nội là thành phố có tỷ lệ người sử dụng mật gấu cao nhất (35%), tiếp đó là TP.HCM (16%) và Đà Nẵng (15%). Cả nam và nữ đều sử dụng mật gấu, tuy nhiên tỷ lệ nam giới chiếm cao hơn (29%) trong khi nữ giới chiếm 17%.
Không ít người vẫn tin rằng mật gấu có khả năng chữa bệnh. (Ảnh minh họa: Internet)
 
Đáng lưu ý, hầu hết những người sử dụng mật gấu để chữa trị các căn bệnh cụ thể (73%) và ít người sử dụng mật gấu cho mục đích giải trí (14%). Phụ nữ có xu hướng sử dụng mật gấu để chữa một bệnh cụ thể (88%), trong khi đó nam giới sử dụng mật gấu với nhiều mục đích khác nhau, kể cả mục đích giải trí. Kết quả khảo sát cũng cho thấy xu hướng sử dụng mật gấu tăng lên theo độ tuổi.

Gần đây, tình trạng nuôi nhốt gấu và động vật hoang dã trái phép ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng do sự phát triển của thị trường tiêu thụ trong nước và sự suy giảm về số lượng động vật hoang dã trong tự nhiên do nạn săn bắt và buôn bán.

Đã xuất hiện tình trạng Việt Nam là khu vực trung chuyển, buôn lậu ngà voi, sừng tê giác và các sản phẩm từ động vật hoang dã khác từ Nam Phi và các nước châu Phi khác. Cơ quan chức năng cũng đã từng phát hiện cảng Hải Phòng là điểm trung chuyển quan trọng cho các lô hàng ngà voi có nguồn gốc từ các nước Đông Phi, và các lô hàng rùa, vẩy tê tê có nguồn gốc từ Inđônêxia. Các lô hàng này đều bị nghi ngờ là đang trên đường vận chuyển vào Trung Quốc sau khi quá cảnh tại cảng Hải Phòng.

P. Thanh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]