Mật ong có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường?

Mẹ tôi năm nay 62 tuổi, bị tiểu đường type II, mỗi lần uống vài muỗng mật ong thì bị xây xẩm, buồn nôn... Có phải mật ong ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường?

15.5916
Chào bạn,
 
Thành phần chính của mật ong là đường đơn (glucoz và levuloz chiếm khoảng 70%), hấp thu và tạo năng lượng nhanh trong cơ thể. Trong mật ong chứa nhiều phấn hoa có hàm lượng các loại vitamin và khoáng vi lượng cao và đa dạng. Do vậy, mật ong có tác dụng cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể khi bị thiếu hụt hoặc cạn kiệt do lao lực hay chế độ dinh dưỡng kém.
 
Tuy nhiên, nên xem mật ong là loại bổ sung dinh dưỡng và không nên lạm dụng. Mật ong là đường hấp thu nhanh nên cần giới hạn trong khoảng 15% nhu cầu năng lượng mỗi ngày. Người lớn tuổi làm việc nhẹ chỉ nên uống khoảng 5-6 muỗng canh mật ong mỗi ngày và chia làm nhiều lần.
 
Người béo phì thì không nên dùng mật ong. Người còn trẻ, vận động viên, người lao động nặng có thể dùng 6-10 muỗng canh mật ong/ngày và uống cách khoảng. Vận động viên trước khi thi đấu nửa tiếng có thể uống 2 muỗng canh mật ong với 200ml nước để làm tăng năng lượng.
 
Đối với người bị đái tháo đường, mỗi ngày không nên uống quá 2 muỗng canh mật ong. Khi thấy hạ đường huyết thì dùng không quá 1 muỗng/lần. Cần lưu ý là mức đường huyết (glucoz trong máu) ở người bình thường là 1g/lít, nếu uống 4-5 muỗng mật ong một lúc sẽ làm cho đường huyết tăng lên gấp 5 lần gây choáng váng, khó thở...
 
Bị tiểu đường type II, khi dùng mật ong liều lượng, do tụy tạng hoạt động kém không tiết đủ insulin để biến nhanh đường glucoz thành glycogen dự trữ, làm cho đường huyết lên quá cao gây nên các triệu chứng xây xẩm, buồn nôn, nhức đầu... Khi dùng mật ong cần chia ra vài ba giờ uống 1-2 muỗng chứ không nên uống dồn một lúc.
 
AloBacsi.vn
Theo TS Thành Trí Dũng -Khoa học & Đời sống
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]