“Mây bay Y Tý, Tuyết Nhìu Cồ San” – Hai cảnh đẹp kì vĩ mà bất cứ người đam mê du lịch nào cũng muốn một lần đặt chân.

15.6172
Nằm ở độ cao trên 2.000m, lưng tựa vào dãy núi Nhìu Cồ San quanh năm mây phủ, Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) tựa như một chốn bồng lai tách biệt với cuộc sống đời thường. Đường lên Y Tý là những con đường nhỏ vạch ngoằn ngoèo trên sống núi rồi chỉm nghỉm trong đám lá rừng. Xa xa, những ngôi nhà gỗ, nhà đất trình tường thấp thoáng trong mây. Thiên nhiên ưu ái cho Y Tý có khí hậu ôn đới quanh năm, cây cỏ lúc nào cũng xanh tốt, gia súc béo tròn. Thỉnh thoảng, vào giữa mùa đông, Y Tý lại chìm trong băng tuyết tuyệt đẹp – điều vô cùng đặc biệt của một chốn nhỏ giữa miền nhiệt đới gió mùa.



Nhờ kiều kiện đường xá được cải thiện, hành trình đến với Y Tý giờ đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây vài năm. 2 ngày nghỉ cuối tuần là hoàn toàn đủ để bạn cùng gia đình có một chuyến đi đầy cảm xúc tới mảnh đất được ví như “Giấc mơ Chapi”.

Chuẩn bị:

Tuy đường xá đã được mở rộng và rải đá, trải nhựa nhưng bạn vẫn sẽ cần tối thiểu là một chiếc xe gầm cao cho cung đường từ Lào Cai đi Y Tý. Nếu cốp xe đủ rộng, bạn có thể mang theo bếp, lều trại cho việc du ngoạn giữa cánh rừng già nguyên sinh. Ngoài việc chuẩn bị một số đồ ăn nhẹ, nước uống và thuốc cảm, đau bụng và kem ngừa muỗi, bạn cũng nên mang đủ áo khoác gió (nếu đi vào mùa hè) hoặc áo phao (nếu đi vào mùa đông) do khí hậu vùng núi cao thường rất lạnh vào bạn đêm. Nếu thời tiết quá lạnh hoặc có băng tuyết, bạn nên tự chuẩn bị thêm một máy sưởi điện để đảm bảo cho giấc ngủ ấm áp.




Hành trình:

Ngày 1: Hà Nội – Lào Cai – Lũng Pô - Y Tý

Hà Nội – Lào Cai: 280km. Thời gian lái xe: 4h. Sáng khởi hành lúc 6h tại Hà Nội, qua cầu Nhật Tân theo đường Võ Nguyên Giáp qua sân bay Nội Bài tới đầu QL 2 rồi bắt vào Cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Có mặt tại Thành phố Lào Cai lúc 11h. Ăn trưa tại Lào Cai. Địa chỉ ăn trưa hợp lý là dãy nhà hàng ven sông trên đường An Dương Vương gần chợ Cốc Lếu B với các đặc sản cá hồi và lợn mán khá ngon, giá cả hợp lí.


Lào Cai - Lũng Pô: 64km. Thời gian lái xe: 1h50p. Khởi hành tại TP. Lào Cai lúc 13h đi Lũng Pô (A Mú Sung, Bát Sát) theo QL 4D. Con đường chạy ven sông Hồng sẽ đưa bạn tới điểm khởi đầu của dòng sông Hồng chảy vào Việt Nam, nơi bạn có thể ngắm nhìn cảnh đẹp biên giới hùng vĩ và 2 dòng nước nửa xanh nửa đỏ hòa vào nhau trên đầu nguồn sông Hồng.


Lũng pô - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt






Lũng Pô – Thị trấn Y Tý: 46km. Thời gian lái xe: 1h30p. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi theo đường tuần tra biên giới tới Y Tý với quãng đường 39km. Tuy nhiên đường khá ngoằn ngèo khó đi và thời gian lái xe có thể lên tới 1h45p. Sau khi dừng chân chụp ảnh tại Lũng Pô, bạn sẽ đi tiếp tới trung tâm xã Y Tý để ăn tối và nghỉ đêm.







Một số nhà nghỉ mà bạn có thể trú đêm: Nhà chị Mỷ  020 3501320; Nhà cô Si  0127 456667 (có phụ vụ ăn); Nhà nghỉ Minh Thương (đối diện chợ Y Tý)  0916 729534 – 0948 840483.

Quán ăn ngon: Quán ăn chị Lệ 01244413718; Quán Vọng Hằng (nhà thứ 2 từ cổng chợ) 020 3501299.


Nhà nghỉ Minh Thương được làm bằng gỗ khá sạch sẽ và ấm cúng


Cửa hàng tạp hóa tại nhà nghỉ Minh Thương


Chợ trung tâm xã Y Tý



Ngày 2: Y Tý – Ngải Thầu – Mường Hum – Sapa - Lào Cai – Hà Nội

Sáng: Nếu muốn đi “săn” mây, bạn nên dậy sớm từ khoảng 5h để kịp tới các điểm ngắm mây. Phan Cán Sử Là một trong 2 thôn cao nhất của vùng biên Y Tý, cách trung tâm xã khoảng 6km với đường đi phải vượt qua khá nhiều con dốc gắt. Từ Phan Cán Sử bạn có thể nhìn bao quát cảnh đẹp của Y Tý.




Thôn Hồng Ngài

Hồng Ngài là thôn xa nhất của xã Y Tý nằm sát với biên giới Trung Quốc. Nhiều người hiểu nhầm bản Hồng Ngài này là bản Hồng Ngài trong truyện “Vợ Chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài nhưng thực ra không phải, Hồng Ngài trong “Vợ chồng A Phủ” là ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Tuy là thôn xa nhất của xã Y Tý nhưng người dân Hồng Ngài có cuộc sống cũng tương đối ổn bởi đây là thôn trồng khá nhiều thảo quả, một loại nông sản mang lại giá trị cao.



Từ trung tâm xã, để đến được Hồng Ngài sẽ đi qua các thôn Lao Chải 1, Lao Chải 2, Sim San 1, Sim San 2. Các bản Lao Chải là bản của người Hà Nhì, các bản Sin San là bản của người Dao đỏ.


Đường lên Ngải Thầu




Điểm xa nhất cà cao nhất là Ngải Thầu thượng nhưng cũng là điểm đến được đánh giá là đẹp nhất trong hành trình. Nằm trên cao độ gần 2.400m, Ngải Thầu có hệ thực vật rất khác biệt với các vùng xung quanh. Cây cối mang nhiều dáng dấp của vùng khí hậu ôn đới, 3 mùa xanh tốt. Mùa đông, Ngải Thầu mang đến cho du khách một cảm giác như lạc vào những cánh rừng già ở Châu Âu. Từ Ngải Thầu, bạn có thể thỏa thích ngắm nhìn dãy núi Nhìu Cồ San với lớp băng tuyết phủ trắng đỉnh núi vào mùa đông.


Nắng mật ong trên Ngải Thầu thượng






Chiều: Cắm trại trong rừng già, Con đường từ Ngải Thầu đi Mường Hum chạy qua rất nhiều cánh rừng nguyên sinh hùng vĩ, các hồ nước nhỏ nên thơ là địa điểm lí tưởng để bạn tổ chức cắm trại, thưởng thức bữa ăn ngoài trời giữa thiên nhiên thơ mộng. Những bức ảnh mà bạn ghi lại tại đây sẽ là những kỉ niệm khó quên trong đời.



Cắm trại giữ rừng già



Từ Mường Hum, bạn đi theo đường qua Bản Xèo, qua Ô Quỳ Hồ về Sapa vào lúc 4 giờ chiều. Những đặc sản Sapa như hạt dẻ, nấm hương rừng hay cá hồi sẽ là món quà thú vị mà bạn mang về biếu người thân. Tại Sapa, bạn có thể ăn tối tại các nhà hàng gần khu vực ngã 3 bến xe cũ và thưởng thức các món ngon của núi rừng Tây Bắc.



Dừng chân tắm cho xế yêu


Thời gian lí tưởng nhất để bạn lên đường về là khoảng 6h chiều. Sẽ mất khoảng 4h đồng hồ cho hành trình Papa – Hà Nội, tuy nhiên tuyến đường cao tốc sẽ không phải là thách thức gì lớn khi bạn phải chạy xe vào ban tối. Kết thúc chuyến đi vào lúc 10h tối tại nhà và nghỉ ngơi cho một tuần làm việc mới. Bạn sẽ có rất nhiều điều để kể với đồng nghiệp vào buổi làm sáng thứ 2. Chắc chắn, nhiều người sẽ phải nghen tị khi được ngắm những bức ảnh tưởng như chỉ có trong mơ mà bạn mang về.




Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và an toàn!
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]