Mẹ đã biết bí quyết bổ sung chất xơ cho bé?

Không ít bà mẹ phải đau đầu trong việc bổ sung chất xơ cho các bé vì đa số các nhóc tì đều lười ăn trái cây, rau quả, dẫn đến con thường bị triệu chứng táo bón ghé thăm. Liệu có chế độ ăn đơn giản nào có thể đáp ứng được nhu cầu chất xơ cho bé không?

15.5921

Chất xơ có ở đâu?
Nguồn chất xơ là trong rau, trái cây, ngũ cốc, các hạt họ đậu…Dù nó không cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp nhưng góp phần tăng sức đề kháng, phòng ngừa táo bón và thanh lọc hầu hết các bộ phận khác của cơ thể.

Rau, trái cây là nguồn chất xơ chủ yếu cho cơ thể. Bổ sung đủ chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn.

Bổ sung chất xơ cho bé
Cho bé ăn hoa quả đúng cách: Cho bé ăn cả nước lẫn cái chứ không chỉ ép lấy nước uống. Nếu bé còn nhỏ thì các bà mẹ có thể cắt nhỏ nhỏ để bé tập nhai, giúp răng phát triển.

Ăn tinh bột, ngũ cốc: Có thể cho bé ăn gạo, khoai tây, bánh mì với 3-4 khẩu phần ăn mỗi ngày. Gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng mà còn rất giàu chất xơ.

Uống nhiều nước: Cho bé uống thật nhiều nước, kể cả uống nước hoa quả và canh rau. Chọn cho bé một loại sữa giàu protein, khoáng chất, nhất là canxi và cho bé uống 1-2 ly/ ngày. Tuy nhiên, với bé dưới 6 tháng tuổi, nếu khẩu phần ăn của bé chỉ toàn là sữa thì nên xem sữa có pha đặc lắm không. Vì nếu bé đã ăn dặm được thì táo bón là do thiếu chất xơ trong thức ăn.

Ăn thêm sữa chua: Sữa chua cũng chứa khá nhiều chất xơ và vitamin như vitamin A, vitamin D3… Vì vậy, các bà mẹ có thể cho bé ăn 2 hộp sữa chua mỗi ngày. Cách này cũng giúp hoàn thiện những chất cần thiết cho bé.

Dùng viên thuốc bổ sung chất xơ: các bà mẹ không nên lạm dụng và thật sự không cần thiết nếu bé đã được cung cấp chất xơ qua bữa ăn hàng ngày.

Lưu ý khi bổ sung chất xơ bằng rau củ quả
Chỉ nên cho rau vào cuối cùng khi nấu cháo hay bột cho bé. Vì nếu để rau chín kỹ quá, bạn có thể vô tình làm mất đi lượng chất xơ trong rau. Các loại rau củ có tác dụng nhuận trường cao là mồng tơi, rau đay, rau lang, đu đủ, củ cải trắng…

Chất xơ trong rau củ không tan được trong nước, do đó, nên cho bé ăn cả phần xác lẫn nước bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ và nấu mềm.

Hoàng Oanh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]