Mê du lịch hơn làm giàu

Đến năm 2008 này, Duy có thâm niên 13 năm trong nghề, nhưng chỉ từ năm 2000 trở lại đây anh mới thực sự gây dựng sự nghiệp của mình bằng việc kiêm cả hai chức vụ quan trọng nhất của một công ty cổ phần.

0

Nhưng cũng có lúc, anh phân thân để làm thêm lĩnh vực thương mại hay bất động sản rồi đi dạy, tham gia viết giáo trình theo lời mời của các trường du lịch. Những việc đó, có khi làm chậm tiến độ phát triển công ty, song nó giúp cho anh hiểu thêm rằng mình còn rất yêu nghề hay đi dạy cũng là một cách đi học.

Lại Minh Duy thuộc thế hệ 7X (sinh năm 1971), học trò sẽ thuộc thế hệ cuối 8X rồi sẽ là 9X; sức trẻ, sự tò mò, thói quen ham hiểu biết về ngành du lịch đã bộc lộ qua những cuộc đối thoại, những bài giảng hay thậm chí những cuộc tranh cãi cũng là dịp để anh biết thêm về tâm lý của đối tượng du khách.

Đồng thời, anh cũng muốn truyền đạt cho các bạn trẻ có cái nhìn nghiêm túc về nghề du lịch, mà số đông giống như anh ngày xưa, cứ ngỡ là sẽ được thỏa chí đi đây đi đó. Vì thế, anh thường được học trò liệt vào dạng thầy trẻ nhưng “hơi bị khó”.

Đã từng là người của nhà nước, làm du lịch trong giai đoạn “khai hoang” của những năm cuối thế kỷ trước, Duy biết mình phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thị trường du lịch trong nước không còn xa lạ với các công ty nước ngoài và giữa các công ty nội địa cũng có sự cạnh tranh gay gắt.

Nhưng ngay từ đầu, anh không coi những vấn đề này là cản ngại lớn, vì anh nghĩ thời nào cũng vậy, làm ăn là phải có cạnh tranh, có thách thức, đối thủ lớn nhất là vượt qua chính bản thân mình để luôn tìm được hướng đi mới cho công ty. Anh tự nhận mình là người thích nói thật, không biết dối trá nên quyết tâm xây dựng thương hiệu doanh nghiệp dựa trên hai chữ “tín” và “tâm”.

Duy chọn người và huấn luyện nhân viên cũng theo hướng đó. Anh thường nêu hình ảnh cụ thể cho mọi người thấy, du khách thường rất hăm hở, vui vẻ trước mỗi chuyến đi và mong có kỳ nghỉ xứng đáng, thế thì chúng ta phải giữ được nụ cười trên môi khách khi trở về.

Khởi nghiệp từ con số không nên Duy biết, lời khen tặng của khách hàng qua truyền miệng tích lũy theo thời gian sẽ trở thành cấp số nhân, hiệu quả hơn nhiều những lời quảng cáo hoa mỹ, rầm rộ.

Điều đó trở thành hiện thực khi từ năm 2000 thì TST không chỉ có khách lẻ mà bắt đầu có các đoàn khách MICE (tour tưởng thưởng, hội nghị...) của các doanh nghiệp lớn như Sacombank, Đồng Tâm, Kinh Đô, Unilever, Sơn ICI, Vina Capital... với số lượng vài trăm đến hàng nghìn khách.

Từ năm 2003, Duy đã định hướng không thể làm du lịch theo con đường cũ, đặc biệt trong thời đại của internet khi mọi thông tin cần thiết đã đến tận nhà của khách. Du lịch không còn có nghĩa là phải mua tour trọn gói, bắt khách đi theo lộ trình công ty đưa ra hay phải đến tận văn phòng công ty mới đăng ký được chuyến đi...

Đến nay, Duy mới thực hiện 70% đề án này và hứa sẽ làm nốt phần còn lại trong năm 2009. Nhưng, với những phần việc đã hoàn chỉnh như khách hàng vào địa chỉ www.tsttourist.com thì xem như đã đến văn phòng công ty để biết tất cả thông tin về các chuyến du ngoạn trong và ngoài nước hay nhất trong mùa, giá cả, chương trình... để đăng ký.

Thậm chí, có khách chỉ cần những dịch vụ lẻ như thuê xe hay nhờ đăng ký khách sạn, tìm vé máy bay từ hạng cao nhất cho đến giá khuyến mại thì TST đều đáp ứng. Cách trả tiền cũng rất đa dạng, khách hàng có thể ngồi tại nhà đăng ký và trả tiền bằng thẻ tín dụng chỉ trong vài phút, hoặc có thể thanh toán qua ngân hàng.

Tiện ích này đã được đông đảo khách hàng đón nhận. Đặc biệt là có những khách hàng từ những vùng xa xôi như Bạc Liêu Cà Mau... Nhiệt tình sử dụng. 168% là con số tăng trưởng trong mùa du lịch hè này so với cùng kỳ khi Duy đã hoàn chỉnh mạng đăng ký trực tuyến. Nếu tính đến thời điểm này thì doanh số của TST đã đạt hơn 60 tỷ đồng, trên mức dự kiến.

Sau một thời gian dài vất vả để xây dựng mọi thứ từ đầu, Duy nói đùa rằng bây giờ công việc lớn nhất của anh là đi vòng vòng kiểm tra các 8 phòng ban chuyên môn. Nhưng có chứng kiến một lần anh làm việc với nhân viên thì biết Duy không bỏ sót một chi tiết nào để đảm bảo các chuyến đi của TST phải thật an toàn, thoải mái đúng nghĩa với mục tiêu nghỉ dưỡng.

Từ năm tới, TST sẽ hướng chữ tâm rộng ra thêm ngoài xã hội với việc trích phần trăm lợi nhuận tính trên số lượng khách hàng để đóng góp cho các hoạt động từ thiện, cộng đồng.

KIM PHI
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]