Mẹ không nên nhai mớm cho trẻ?

Bên cạnh những ý kiến cho rằng thói quen nhai mớm cho trẻ không đảm bảo vệ sinh, không tốt cho sức khỏe vẫn có nghiên cứu chứng minh nó có nhiều lợi ích.

15.5902

Đây là cách ăn mà người ăn được người khác nhai mớm cho trẻ. Cách ăn này không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở nhiều nơi..., Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay.

Vừa qua, trong chuyến đi thực địa, chúng tôi có đến thăm một gia đình ở vùng nông thôn. Gia đình có cháu bé hơn 1 tuổi, trao đổi với bà mẹ mới biết từ 4 - 5 tháng nay cháu không lên cân, thỉnh thoảng lại ho sốt. Tôi có hỏi thêm về cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, người mẹ nói liên hồi rằng: “Tôi cho cháu ăn đầy đủ các chất, thứ gì cũng có: thịt, cá, trứng… rau xanh và hoa quả”. Qua cuộc trò chuyện, điều làm tôi nhớ nhất và băn khoăn khi mẹ cháu nói: “Tôi nhai cơm cho cháu với các loại thức ăn thịt, cá, tôm…”.

Ăn cơm mớm (cơm nhai) là người lớn xúc một thìa cơm cho vào miệng nhai, khi cơm đã được nghiền nát thì lấy thêm thức ăn và nhai tiếp cho thức ăn nghiền nát rồi bón cho trẻ ăn. Cơm nhai khô hay ướt hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật người nhai. Người lớn nhai cơm cho trẻ, vì trẻ chưa có răng, chưa đến nhóm tuổi ăn cơm.

Khi trẻ ăn cơm mớm, thức ăn dễ tiêu hóa hơn, vì nó đã được nghiền nát và có men tiêu hóa của người nhai (men tiêu hóa có trong nước bọt) trước khi trẻ ăn. Ngoài nhai cơm, một số người còn mớm uống nước và nước hoa quả cho trẻ.

Nguy hại khi mẹ nhai mớm cho trẻ

Thói quen cho trẻ ăn cơm mớm không đảm bảo vệ sinh, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai vô hình trung đã bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm của người nhai cơm qua con đường ăn uống, đường hô hấp. Một số bệnh điển hình có thể lây truyền qua con đường này:

- Bệnh lỵ amíp: bệnh lỵ lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường tiêu hoá. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi họ tiếp xúc với nhau. Những người mang mầm lỵ amíp ở kẽ móng tay. Khi cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai người nhai cơm hay dùng tay để bón cho trẻ.

- Bệnh viêm gan: viêm gan lây truyền chủ yếu qua phân, miệng, dịch tá tràng… Khi nhai cơm nước bọt, dịch tá tràng của người bị viêm gan có thể truyền bệnh cho trẻ qua con đường ăn uống.

- Bệnh màng não cầu: một loại song cầu khuẩn khư trú ở mũi, họng. Bệnh lây theo đường hô hấp khi hít phải bụi, nước bọt, đờm dãi chứa màng não cầu được thải ra từ mũi họng người bệnh và người mang mầm bệnh.

Vì vậy, không nên cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai mà cho trẻ ăn các thức ăn chế biến phù hợp với từng nhóm tuổi, lứa tuổi sao cho dễ tiêu hóa và hấp thu.

Nhai mớm cho trẻ vô hình chung làm lây các bệnh truyền nhiễm

Tuy nhiên, theo VietNamNet, một nghiên cứu được công bố mới đây, việc mớm thức ăn cho trẻ là một phương pháp cho ăn lành mạnh.

Live Science cho hay, việc người lớn, đặc biệt là người mẹ, nhai thức ăn trước khi đút cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ sơ sinh nhận được nước bọt của bà mẹ, làm tăng hệ thống miễn dịch của trẻ. Điều này chúng không thể nhận được từ nguồn thức ăn đã nghiền thành bột, được mua sẵn ở các cửa hàng.

Những lợi ích của việc mớm thức ăn gần đây mới được nghiên cứu, nhưng chúng đã sớm được phát hiện cùng với những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Trẻ em bắt đầu có nhu cầu với thực phẩm không sữa trong khẩu phần ăn của chúng khi 6 tháng tuổi, nhưng chúng lại chưa phát triển răng hàm để nhai thức ăn cho tới khi đủ 18-24 tháng tuổi.

Theo nghiên cứu do Gretel Pelto, một nhà nhân học tại Đại học Cornell, làm trưởng nhóm, mớm thức ăn vẫn đước ử dụng trong nhiều nền văn hóa hiện nay.

Thay vì cho đó là cách làm thiếu vệ sinh, Pelto và nhiều nhà khoa học khác cho rằng phương pháp này giúp xây dựng hệ thống miễn dịch mà đã được bắt đầu với quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Khi nhận thức ăn được mớm từ người mẹ, trẻ sơ sinh sẽ nhận cả những mầm bệnh có thể có trong nước bọt của mẹ, và cơ thể trẻ bắt đầu sản xuất kháng thể, hệ thống miễn dịch của chúng cũng sẽ có quá trình “tập dượt” để đối phó với những tác nhân gây bệnh tương tự mà chúng sẽ gặp sau này. Điều này cũng sẽ ngăn ngừa bệnh hen suyễn, căn bệnh rất phổ biến trong xã hội công nghiệp.

Nên đọc

Phần lớn những người phản đối việc mớm thức ăn cho trẻ vì cho rằng trẻ có thể lây bệnh qua đường nước bọt. Ví dụ như, phụ nữ nhiễm HIV được khuyên không nên mớm thức ăn cho trẻ.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, các bệnh truyền nhiễm qua việc mớm thức ăn cho trẻ thực sự không nhiều như người ta vẫn thường mặc định, do các kháng thể tự nhiên trong nước bọt sẽ làm giảm đáng kể việc lây nhiễm này.

Nghiên cứu của Samuel Baron, thuộc Khoa Miễn dịch học của Đại học Y tại Texas, đã chứng minh rằng nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường nước bọt thực sự rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với nguy cơ lây truyền qua đường sữa mẹ.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]