Mẹ nên làm gì khi bé cứ “nói tiếng nước ngoài”?

Từ 1-3 tuổi bé nói ngọn líu ngọng lô có thể khiến bạn cảm thấy âm thanh đó thật dễ thương nhưng khi bé 4 tuổi mà vẫn nói ngọng thì thật phiền lòng. Bạn thường xuyên phải làm phiên dịch viên bất đắc dĩ cho con lúc giao tiếp với người khác vì bé cứ “nói tiếng nước ngoài’.

0

Khả năng phát triển bình thường về phát âm của trẻ là: Khi bé 2 tuổi, bạn có thể hiểu được 50% ngôn ngữ của bé. Khi bé 3 tuổi, bạn hiểu được 75%, bé 4 tuổi thì bạn có thể hiểu được toàn bộ những gì bé nói. Thế nhưng điều này không có nghĩa bé có thể nói đúng và chính xác toàn bộ.

Một số trẻ thường phát âm sai, thiếu âm, bị ngọng. Ví dụ ‘con chó’ sẽ nói thành ‘con ó’, ‘quả na’ thành ‘quả la’. Những âm s, l, r… thường là âm bị nói sai, nói thiếu nhiều nhất. Những năm đầu, việc trẻ phát âm sai, nói ngọng là chyện bình thường. Khi trẻ đã lớn mà vẫn bị, trẻ có thể phát âm chuẩn nếu được sửa kịp thời. Hoặc trẻ có lúc phát âm đúng, có lúc phát âm sai, chứng tỏ trẻ đã rất cố gắng và những lỗi này có thể được khắc phục theo thời gian.

May mắn là cho đến tầm 5-6 tuổi, hấu hết mọi đứa trẻ đều khắc phục được “sự cố” khi phát âm. Nhưng một số đứa trẻ vẫn gặp rắc rối với âm “th”, s, z, r, và l cho tới tận năm 8 tuổi.

Trong cuộc sống bận rộn, nhiều cha mẹ thường để con chơi cả ngày với ti vi, điện thoại, ipad… Điều này khiến trẻ ít có cơ hội giao tiếp và tiếp xúc bằng ngôn ngữ với người thân trong gia đình.

Đôi khi các thiết bị di động thông minh có thể phát huy tác dụng như dạy trẻ kỹ năng phát âm. Nhưng nếu quá phụ thuộc vào nó thì trẻ có thể tự kỷ và không phát triển được kỹ năng ngôn ngữ. Lúc này bạn có thể phát triển khả năng ngôn ngữ của bé bằng cách:

- Nhắc đi nhắc lại điệp khúc con nói sai và sửa lại cho đúng.

- Đọc sách cùng con để giúp con tăng thêm vốn từ vựng và khả năng ngôn ngữ.

- Nói ra những hình ảnh mà bạn và bé vừa nhìn thấy được, miêu tả về nó để kích thích khả năng ngôn ngữ của con.

Linh An

Nguồn: Gia đình Việt Nam

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]