Mẹ nhiễm "H", làm sao để con vẫn an toàn?

Bị nhiễm HIV dương tính, người mẹ đứng trước nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và thai chết lưu. Không những thế, mối lo lắng lớn nhất chính là việc HIV có thể lây từ mẹ sang con

15.5977

Tỷ lệ lây HIV từ mẹ sang con là bao nhiêu?

Nếu bị nhiễm HIV, người mẹ có thể truyền bệnh cho em bé trong suốt quá trình mang thai, sinh nở hoặc cho con bú. Nếu không đươc điều trị, 25% em bé cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, mẹ có thể giảm thiểu rủi ro bé sơ sinh bị nhiễm bệnh xuống dưới 1% nếu chấp nhận điều trị trong suốt thai kì. Điều này bao gồm kiểm soát lượng virus, sử dụng thuốc thích hợp, tránh việc có thai chủ động, nhập viện nếu tải lượng virus quá cao.

Con số này sẽ thấp hơn nếu tất cả phụ nữ được xét nghiệm HIV trước khi mang thai hoặc trong giai đoạn đầu của thai kì, do họ sẽ được điều trị rất sớm và nhờ đó, tăng được độ an toàn cho thai nhi.

Có 3,2 triệu trẻ em bị nhiễm HIV từ người mẹ thông qua con đường lây truyền khi mang thai, khi sinh con hoặc cho con bú

Xét nghiệm HIV trong thai kỳ vô cùng cần thiết

Nếu dương tính với HIV, việc điều trị thích hợp có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con và điều quan trọng là bảo vệ sức khỏe của chính người mẹ.

Tất cả phụ nữ mang thai nên xét nghiệm HIV trong lần thăm khám thai đầu tiên. Nếu nằm trong nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao, mẹ nên xét nghiệm lại trong kì tam cá nguyệt thứ 3 (trước tuần 36). Dĩ nhiên, việc xét nghiệm HIV là tự nguyện, và mẹ có quyền từ chối.

Nếu mẹ chưa từng làm xét nghiệm, bé sơ sinh cũng sẽ được xét nghiệm càng sớm càng tốt ngay sau sinh và việc điều trị sớm trong vòng 12h sau sinh làm giảm thiểu nguy cơ trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh.

Những người mẹ được xét nghiệm và điều trị sớm thì tỷ lệ gây truyền cho con cũng thấp hơn

Các triệu chứng của bệnh là gì?

Nhiều người không có bất kì triệu chứng nào khi họ mới bị nhiễm HIV. Một số khác hình thành các triệu chứng tạm thời giống như cúm – chẳng hạn như sốt, đau đầu, đau họng, đau nhức, mệt mỏi và sưng tuyến hạch – từ vài tuấn đến vài tháng sau khi bị nhiễm virus.

Sau một vài năm, các triệu chứng sẽ phát triển mạnh hơn bao gồm sưng hạch, đau nhức, sụt cân, sốt thường xuyên và đổ mồ hôi, nhiễm nấm kéo dài và thường xuyên trong miệng hoặc trong âm đạo, phát ban, hoặc thậm chí mất trí nhớ tạm thời.

Trong giai đoạn này hầu hết mọi người đều trải qua sự giảm dần lượng tế bào CD4+ trong máu. Những tế bào này là chìa khóa chống lại sự nhiễm trùng của hệ miễn dịch.

Làm thế nào để kiểm soát HIV?

Nếu đang dùng thuốc điều trị HIV và phát hiện mình có thai, bà mẹ nên tiếp tục sử dụng thuốc. Gián đoạn thuốc có thể khiến virus phát triển khả năng đề kháng và khiến bệnh khó chữa lành hơn.

Điều quan trọng tiếp theo là tìm một người chăm sóc có kinh nghiệm chăm sóc phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV hoặc tìm kiếm một phòng khám thai cho phụ nữ nhiễm HIV, ở đó có thể cung cấp đội ngũ bác sĩ, nữ hộ sinh, và nhà cung cấp các dịch vụ khác để chăm sóc cho bạn. Các bệnh viện phụ sản như Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM)… là những địa chỉ mà các thai phụ nhiễm HIV có thể tìm tới.

Yêu cầu bác sĩ người trực tiếp điều trị và kiểm soát tình trạng HIV của bạn giới thiệu hoặc gọi đến phòng y tế địa phương hoặc trung tâm y tế chính gần nơi bạn sinh sống để tìm hiểu mọi thứ có sẵn ở đó. Nếu bạn không tìm ra người cung cấp chuyên điều trị cho phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV, ít nhất nên chắc chắn rằng người chăm sóc bạn trong suốt thai kì luôn làm việc chặt chẽ với bác sỹ đang điều trị và kiểm soát tình trạng bệnh.

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]