Mẹ ơi, con đau bụng!

Mẹ không hiểu tại sao bé ăn bình thường, đôi khi còn rất ít nhưng khi nào bụng cũng trương lên vì đầy hơi và khó tiêu. Giải pháp của mẹ là sữa chua, men tiêu hóa, thực phẩm nhuận trường, uống nhiều nước... Tuy nhiên mẹ ơi, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chỉ cần mẹ biết vì sao dạ dày bé hay "đình công" và điều chỉnh đôi chút, mọi chuyện sẽ đâu vào đấy, bé khỏe, mẹ vui!

15.4525

Trừ khi bé tỏ ra rất khó chịu, bạn không cần quá lo lắng. Hầu hết các trường hợp bé đau bụng là do đầy hơi, khó tiêu. Tốt nhất bạn nên cố gắng loại bỏ hoặc kiểm soát các loại thực phẩm và thói quen khiến bé gặp phải trường hợp này. Nếu bé quấy khóc vì không thể chịu được cơn đau, bạn có thể cho bé uống thuốc giảm a-xít cũng như thuốc chống đầy hơi để xoa dịu dạ dày của bé.

Không phải tự nhiên bé lại khó tiêu hơn bình thường. Ắt hẳn phải có nguyên do, một khi nắm rõ nguồn cội sâu xa của tình trạng này, bạn có thể giúp bé con cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến, mẹ tham khảo nhé!

Không thể dung nạp lactose cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi

1/ Đi lại lung tung khi đang ăn

Để bé chịu ăn, ba mẹ, ông bà sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì, từ ca nhạc, múa hát, kể cả cho bé đi lòng vòng quanh nhà, xem ti vi, hoặc thậm chí là đùa giỡn quá mức. Đây không phải là giải pháp hay đâu mẹ ơi. Khi đi lại và đùa giỡn trong khi ăn,do quá phấn khích, không khí sẽ bị giữ lại trong đường ruột của bé.

Bé hiếu động thường ăn nhanh, nuốt mà không nhai làm cho lượng không khí bị nuốt theo cũng tăng lên. Đặc biệt nếu vừa ăn vừa xem ti vi, bé sẽ không nhận ra các tín hiệu từ cơ thể cho biết mình đã no và ăn quá nhiều. Vì vậy, mẹ nên khuyến khích con ngồi ăn cùng cả nhà, nhai kỹ và ăn thong thả. Bạn có thể giải thích với bé rằng vừa ăn vừa chơi sẽ làm bé bị đau bụng. Thay vào đó, sau khi ăn, bé sẽ được chơi thỏa thích.

2/ Ăn quá nhiều chất xơ hoặc chất béo

Hệ tiêu hóa của một số bé có thể nhạy cảm với chất xơ hoặc chất béo. Vì vậy, bạn nên hạn chế những loại thực phẩm khiến bé con khó tiêu, đầy hơi. Bạn cũng có thể thảo luận về chế độ ăn uống của bé với bác sĩ nhi để được tư vấn thêm.

3/ Ăn một số loại rau quả nhất định

Cũng như người lớn, trẻ em có thể bị đầy hơi khi ăn các loại rau quả như đậu, bông cải xanh và súp lơ. Rau củ loại này tốt cho sức khỏe của bé cưng, nhưng bạn không nên cho bé ăn quá nhiều và liên tiếp.

Đau bụng ở trẻ sơ sinh: Dị ứng sữa hoặc bất dung nạp đường lactose Tuy không phải là những vấn đề bệnh lý nguy hiểm, tình trạng dị ứng sữa hoặc bất dung nạp đường lactose lại ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh.

4/ Uống nhiều nước ép

Bé không thích uống nước lọc, lại càng không muốn “nạp” trái cây? Thế là mẹ cho bé uống nước ép trái cây càng nhiều càng tốt. Mẹ sai rồi nhé! Thật ra, nếu uống nhiều hơn một ly mỗi ngày, bé cưng rất dễ bị đầy hơi. Một số trẻ gặp khó khăn khi tiêu hoá fructose và sucrose trong nước ép trái cây. Kết quả, bé có thể bị đầy hơi, thậm chí là tiêu chảy. Trẻ dưới 3 tuổi không nên uống nhiều hơn 120ml nước ép mỗi ngày.

5/ Uống nhiều nước có gas

Thức uống có gas như nước ngọt hay soda chứa a-xít phosphoric có thể gây đầy hơi và khó tiêu. Loại nước giải khát này cũng tạo hiện tượng “no giả” làm bé không chịu ăn, uống sữa và nước. Do đó, mẹ nên thẳng tay loại bỏ nước có gas ra khỏi thực đơn hằng ngày của bé hay ít nhất chỉ giới hạn trong dịp đặc biệt hay sinh nhật.

8 thói quen xấu khiến bé dễ mang bệnh (P.2) Trẻ sẽ rất dễ rước bệnh vào thân do những thói quen tưởng chừng như bình thường này.

6/ Không uống đủ nước

Uống nước sẽ không giải quyết vấn đề đầy hơi của bé. Tuy nhiên, cách này sẽ giúp bé khỏi táo bón hoặc vấn đề tương tự như đầy hơi, chướng bụng. Vậy nên mẹ nhớ đảm bảo bé con uống nhiều nước, sữa và nước trái cây mỗi ngày nhé.

MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]