Mẹo chăm sóc "chân voi" cho mẹ bầu

Hiện tượng chân phù nề trong thời gian mang thai không tránh khỏi với các thai phụ.

15.5916

Nguyên nhân gây đau chân khi mang thai

Trong thời gian mẹ bầu ốm nghén những biển hiện như mệt mỏi, đau thường xuyên xuất hiện. Bên cạnh đó các vấn đề có liên quan đến đôi bàn chân của mẹ bầu cũng diễn ra phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Sau khi sinh nở các hiện tượng khó chịu này sẽ tự động biến mất. Nhưng trước đó, mẹ bầu cần có một số mẹo sau để giảm bớt sự khó chịu cho đôi chân mình nhé!

Trong suốt quá trình mang thai, sự tăng lưu lượng máu và việc lười vận động có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu khổ sở vì những cơn đau chân.

Chân phù nề

Nồng độ hormone tăng cao gây ra hiện tượng giữ nước trong quá trình mang thai, khiến mẹ bầu luôn cảm thấy bàn chân sưng lên, đi lại khó khăn.

Các chuyên gia giải thích, việc giữ nước trong giai đoạn này ở bà bầu là hiện tượng bình thường vì cơ thể cơ thể người mẹ và thai nhi cần nhiều nước để trao đổi các chất dinh dưỡng và oxy cho em bé trong bụng.

Nếu hiện tượng sưng, phù chân còn biến chứng khiến mặt và tay của thai phụ sưng theo. Đồng thời chị em còn thấy đau đầu dữ dội, thị lực giảm sút và cân nặng tăng liên tục thì cần đi khám ngay. Đây là hiện tượng của chứng tiền sản giật rất nghiêm trọng.

Mẹ bầu cần có chế độ tập thể dục ngay từ đầu thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Thông thường, việc giữ nước thể hiện rõ nhất ở mu bàn chân, mắt cá chân và bắp chân của chị em. Lý do là vì tử cung ngày càng phát triển tạo ra áp lực chèn ép vào các mạch máu của cơ thể. Các mạch máu này lại quá nhỏ trước lưu lượng nước ngày một tăng khiến chân phù lên.

Các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên dành cho các thai phụ như sau:

-    Nâng cao chân liên tục: mẹ bầu có thể thường xuyên nâng cao chân hoặc gác chân lên cao từ 13-25 cm trong 15-20 phút để máu tuần hoàn đều ở tim và phổi.

-    Tập thể dục: để cải thiện tình trạng mắt cá chân bị sưng, mẹ bầu hãy áp dụng bài tập đơn giản sau:

+ Ngồi lên một tấm thảm mềm.

+ Gác một chân lên một chiếc gối cao.

+ Lấy tay xoa đều 2 bên mắt cá chân, bên phải, trái. Mỗi bên 10 lần.

+ Sau đó chuyển đổi chân. Cứ lặp lại 10 lần như vậy.

- Chườm đá: dùng đá lạnh chườm lên mắt cá chân bị sưng từ 15-20 phút. Cách 30-60 phút lại làm 1 lần như vậy.

- Nằm nghiêng sang phải hoặc liên tục trở mình. Điều này giúp làm giảm áp lực lên thành mạch chủ, tĩnh mạch quan trọng ảnh hưởng đến tim, giúp cơ thể điều hòa lưu lượng máu. Không nên để máu tập trung dồn xuống phần dưới cơ thể.

- Kiểm soát cân nặng : trong thời gian mang thai, thai phụ chỉ nên tăng từ 9-12kg. Việc tăng cân quá mức khiến việc sưng phù trở nên trầm trọng và kéo theo các vấn đề phức tạp khác.

Chuột rút

Một số thai phụ thường không biết cách xử trí khi chân bị chuột rút trong thời gian mang thai.

Có những ý kiến cho rằng, hiện tượng chân bị chuột rút là do cơ thể bị thiếu một lượng lớn canxi và phốt pho.

Chuột rút thường xuất hiện nhiều nhất vào buổi tối hoặc đêm khi cơ thể được nghỉ ngơi.
Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm từ sữa hoặc tư vấn chuyên gia để được bổ sung canxi một cách phù hợp.

Ngoài ra, hiện tượng chuột rút cũng ở các thai phụ thiếu kali. Chị em có thể lựa chọn chuối và mơ khô cho cho bữa tráng miệng hàng ngày.

Bên cạnh việc theo dõi chế độ ăn uống, mẹ bầu có thể ngăn ngừa chuột rút ở chân bằng cách dành 15 - 20phút đi bộ vào mỗi buổi tối hàng ngày. Ngoài ra, tránh đứng hoặc ngồi ở một vị trí quá lâu làm cho đôi chân của bạn cảm thấy nặng nề do áp lực đè xuống.

Massage chân nhẹ nhàng hàng ngày giúp mẹ bầu thư giãn hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Nếu chuột rút bị ở phần bắp chân thì chị em có thể dùng chai nước ấm lăn nhẹ và chườm. Sau đó, đá nhẹ chân để kép căng cơ bắp chân.

Cách tốt nhất khi bị chuột rút là đứng lên đi lại nhưng nếu nó lại bị vào ban đêm thì chị em nên ngồi dậy , dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào bắp chân, lấy vuốt nhẹ từ phần bắp chân xuống cổ chân. 

Giãn tĩnh mạch

Khoảng 20% phụ nữ bị chứng giãn tĩnh mạch trong thời gian mang thai.Thông thường khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể của người phụ nữ tăng lên khoảng 40% gây ra áp lực lên các thành mạch máu. Tĩnh mạch bị kéo căng vì sức chứa không đủ khiến mạch máu bị giãn ra.

Nếu mẹ của bạn đã từng bị chứng giãn tĩnh mạch hoặc bạn trong tăng cân quá nhiều thì nguy cơ bạn bị giãn tĩnh mạch trong thai kỳ là rất lớn.

Khi bị giãn tĩnh mạch, các thai phụ đều cảm thấy chân đau nhức, cơ thể luôn nặng nề, mệt mỏi. Triệu chứng này sẽ giảm dần sau khi bạn sin hem bé.

Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng chân bị giãn tĩnh mạch thì ngay từ sớm, mẹ bầu cần tạo cho mình thói quen tập thể dục hàng ngày. Cách đơn giản nhất là đi bộ hoặc bơi lội. Ngoài ra, khi làm công việc văn phòng hoặc ngồi lâu, chị em nên thường xuyên rung nhẹ chân để điều hòa quá trình lưu thông máu.

Một số chuyên gia cũng gợi ý về việc sử dụng các loại tất chuyên dụng cho bệnh bị giãn tĩnh mạch. Bạn cần được tư vấn của bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể.

Một số thai phụ sau khi sinh, cảm thấy lo ngại về những dấu vết khi tĩnh mạch bị giãn trong thai kỳ, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì có thể được xử lý bằng tia laser hoặc phẫu thuật để xóa bỏ.

Chân sưng phồng

Khi chân bị sưng phồng khiến việc đi lại của mẹ bầu trở thành một cực hình. Lúc này việc có một đôi giày phù hợp là một điều rất quan trọng với các chị em.

Ngoài việc cơ thể bị giữ nước thì việc gia tăng hormone relaxin, xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba khiến các dây chằng ở vùng xương chậu và chân bị kéo căng.

Ngoài việc thay đổi cỡ giày dép thì bàn chân cũng cần sự thoải mái khi cơ thể thai phụ liên tục tăng cân.

Mẹ bầu cần tránh đi giày cao gót vì độ cao của giày vừa không an toàn cho thai phụ lại khiến chân thêm đau mỏi vì độ dốc.

Những đôi giày đế bằng vẫn có sức thu hút riêng với chị em. (Ảnh minh họa)

Nên chọn giày đế bằng với chất liệu đảm bảo và thoái mái cho bà bầu. Có rất nhiều mẫu giày đế bệt/ bằng phù hợp với môi trường công sở nhẹ nhàng và thanh lịch cho chị em.

Nếu mẹ bầu đi tập thể dục thì nên chọn riêng những đôi sneaker. Nếu chiều rộng quá lớn, chị em có thể dùng một số mẫu giầy lười của nam giới nhưng có kích thước phù hợp, chúng chỉ rộng hơn một chút thôi.

Ngoài ra, chị em có thể tham khảo một số mẹo nhỏ chọn giày dép từ chuyên gia như sau:

-    Đi mua giày, dép vào cuối ngày: đây là thời điểm bàn chân giãn nở nhiều nhất trong ngày, lúc này bạn hãy nên đi chọn giày cho mình.

-    Hãy chắc chắn bạn mua giày vì chúng hợp với chân mình chứ không phải vì chúng đẹp: Nhiều chị em cố tặc lưỡi cứ mua vì thích chứ họ biết rõ mình đi đôi này có hơi rộng/ chật vẫn chẳng sao. Vậy là đi 1 vài lần rồi lại bỏ xó, rất lãng phí.

Những đôi sneaker buộc dây rất duyên dáng phải không mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

-    Chọn giày có mũi vuông hoặc tròn. Tránh chọn giày mũi nhọn cho bà bầu.

-    Sau khi thử giày nên đi lại xem độ giãn của giày. Bạn có thể đá nhẹ chân để thử độ vừa chật của giày. Nên cân nhắc về việc chọn những đôi giày có dây buộc trong thời điểm này.
-    Thay thế gót mòn thường xuyên: Gót không đồng đều có thể khiến bạn mất thăng bằng. Hãy kiểm tra thay thế gót hoặc thay thế đôi giày mới.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]